Điều đáng bàn là cha mẹ cần làm gì khi trẻ cảm thấy đau. Uống thuốc giảm đau? Hay chơi với chúng? Dưới đây là vài gợi ý cho những ông bố bà mẹ trẻ đang loay hoay với tình huống này.
Sự thật về biểu hiện đau của bé
Rất khó để đoán lí do nào làm bé khóc dai dẳng. Có thể bé bị đau bụng, hay tã lót làm bé khó chịu, thậm chí có thể do kiệt sức. Bạn không thể đoán được bé đang gặp vấn đề gì bởi bé chưa biết nói. Vậy nên bạn cần nhận biết một số dấu hiệu đau của bé như: khóc nhiều, nhăn mặt, nhắm mắt lại, cơ thể căng cứng, chân co quắp, không chịu ăn và dỗ mãi không nín.
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và kèm theo dấu hiệu sốt, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa. Sốt cao là dấu hiệu của một số bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng như viêm màng não. Thêm một lưu ý các cha mẹ cần lưu ý đó là không được tùy tiện cho trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau, giảm sốt, bởi chúng có thể làm con bạn có nguy cơ biến chứng do nhiễm trùng.
Cảnh báo về thuốc giảm đau
Sốt cũng có thể là triệu chứng tốt
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em bị sốt trước khi tròn 1 tuổi có thể tăng sức đề kháng sau này.
Nói không với ASPIRIN
Nếu con bạn đang bị sốt, hãy tránh xa aspirin hoặc các loại thuốc có chứa aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi, bởi chúng có liên quan đến một chứng rối loạn hiếm gặp và chết người như hội chứng Reye.
Nắm rõ các thành phần thuốc
Có rất nhiều loại thuốc trên thị trường dành cho những triệu chứng khác nhau, nhưng thường có chung một số thành phần hoạt chất. Chính vì vậy, hiểu rõ các thành phần của thuốc sẽ giúp con bạn mau khỏi hơn.
Luôn nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhi
Khi con bạn có bất cứ dấu hiệu bệnh lí nào, hãy gọi bác sĩ nhi khoa để đảm bảo xử lí tình huống theo cách chính xác nhất.
Liều lượng thuốc
Điều quan trọng đó là bạn cần biết các loại thuốc như acetaminophen và ibuprofen chưa được thử nghiệm ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, hướng dẫn liệu lượng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi là rất cần thiết. Những nguyên tắc này dựa trên trọng lượng của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần quan sát trẻ phát triển như thế nào, luôn theo dõi trình trạng và các chỉ số của trẻ trước khi cho trẻ dùng thuốc giảm đau và thuốc phải do bác sĩ kê.
Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau cho các bé để cha mẹ tham khảo
Tìm hiểu về các đơn vì đo lường: ml, g, mg, oz, tsp, tbsp... trên hướng dẫn sử dụng thuốc. Chính vì vậy, dù gấp gáp đến đâu, bạn cũng cần bình tĩnh đọc kỹ mọi thông tin dù lúc đó có là 3 giờ sáng.
Bạn chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau dành riêng cho trẻ em. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc của người lớn.
Vệ sinh các đồ dùng khi pha thuốc cho bé. Lưu ý nên sử dụng những công cụ đo có sẵn trong hộp thuốc để đảm bảo chính xác.
Một số phương pháp khác
Dùng tay bạn vuốt ve trẻ sẽ giúp trẻ giảm đau. Hoặc các mẹ có thể cho con bú, dòng sữa mẹ ngọt ngào sẽ giúp trẻ bớt khó chịu hơn. Nếu không, bạn có thể thay bằng núm vú giả và nước đường để đạt hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, bạn không được sử dụng mật ong để tránh gây ngộ độc cho trẻ.
Sau cùng, một căn phòng yên tĩnh, ấm áp và tràn ngập tình yêu thương sẽ giúp con bạn giảm đau nhanh hơn. Nuôi dạy con là một chặng đường dài mà các bậc cha mẹ phải kiên trì từng bước một.
Theo fatherly.com
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.