Chủ quan không dặn dò, xử lý kịp thời vết xước măng rô ở tay, chị D. (TP HCM) phải nhìn con bị đau đớn vì nhiễm trùng, nhập viện. Các bác sĩ cho biết nếu chậm trễ, con chị có thể bị hoại tử phải cắt bỏ đầu ngón tay.
Xước măng rô móng tay, chân là gì?
Xước măng rô (nghĩa là xước da quanh chân móng tay) là vấn đề rắc rối mà đối tượng, lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải.
Trong đó, lớp da quanh móng tay, chân giúp bảo vệ móng của bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng. Nếu phần này bị xước và hỏng, tay bạn sẽ bị nhiễm trùng, và tình trạng này dễ xâm nhập vào phần móng của bạn, trầm trọng nhất có thể gây hoại tử phải cắt bỏ các ngón.
|
Nguyên nhân gây măng rô tay, chân
Có nhiều nguyên nhân khiến tay chân bạn, ông xã hay các con bị măng rô. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là do da bàn tay bạn quá khô. Khi lớp da ngoài bị khô, chết đi, nó sẽ bong tách ra kéo theo phần da sống có lúc đi theo, dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng. Da tay khô có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do cơ địa, thời tiết quá lạnh, tiếp xúc với nước, hóa chất quá nhiều.
Ngoài ra, măng rô cũng có thể sinh ra do bạn cắn móng, cắt thịt thừa, cắt móng tay liên tục. Khi đó, lớp biểu bì không được cắt đều, một phần lẻ dễ bị tách ra gây măng rô. Do đó, bạn nên hạn chế cắt bỏ da thừa quanh móng, nếu cắt hay thực hiện cẩn thận, không quá sâu để tránh viêm nhiễm hư hỏng móng.
Măng rô tay cũng xuất phát từ việc bạn rửa tay quá nhiều (hoặc công việc bạn đòi hỏi phải rửa tay nhiều). Những người làm việc với rất nhiều hóa chất hoặc tiếp xúc với nước rất thường xuyên, như đầu bếp, bartender, nhân viên y tế… rất dễ bị măng rô.
Măng rô tay chân cũng xuất phát từ việc bạn bị thiếu protein. Da và móng tay chúng ta được tạo thành từ protein và nếu bạn không nạp đủ các dưỡng chất này, da chúng ta có thể bị nứt và rách, dẫn đến xước măng rô. Để hạn chế tình trạng này, hãy tăng cường lượng protein trong thực đơn nếu nhận thấy các triệu chứng thiếu protein khác như tóc mỏng, suy nhược, kém minh mẩn…
|
Làm gì khi bị măng rô tay, chân
Sai lầm của đại đa số chúng ta khi phát hiện mình có những phần măng rô chết tiệt là kéo, cắn để nó biến mất. Tuy nhiên, điều này chỉ tổ làm tăng khả năng gây kích ứng da dẫn đến nhiễm trùng.
Ngược lại, hãy xoa nhẹ khu vực bị măng rô bằng một chút rượu, dùng kiềm cắt da cắt sát chân da thừa, sau đó chút thuốc mỡ lành sẹo để phục hồi vết thương. Sau khi cắt da, hạn chế cho da tiếp xúc nước, hóa chất, không động tay vào nhiều để tránh bị nhiễm trùng.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.