Con bị tay chân miệng mãi không khỏi, nguyên nhân là do cha mẹ đã quá chủ quan

(lamchame.vn) - Những ngày cuối tháng 9, khoa nhi của các bệnh viện trên cả nước ghi nhận sự gia tăng đột biến của các ca mắc tay chân miệng. Nhiều trẻ không quá nặng được bác sỹ cho về điều trị tại nhà. Tuy nhiên, về nhà bệnh lại càng nặng hơn. Nguyên nhân được cho là do bố mẹ mắc 6 sai lầm phổ biến sau.

Không thường xuyên rửa tay cho bé

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Vì nghĩ rằng con chỉ chơi ở trong nhà không bị bụi đất nên mẹ không thường xuyên rửa tay cho con. Điều này là sai lầm, cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhất là sau khi bé đi vệ sinh và trước khi ăn.

 

Không vệ sinh răng miệng

Khi bị tay chân miệng, trong miệng các em sẽ mọc các nốt phỏng, sợ trẻ bị đau nên cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ. Đây là một sai lầm. Do đó, cha mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng…Mẹ cần vệ sinh cho con bằng nước muối sinh lý rõ nguồn gốc, còn hạn sử dụng. Khuyến khích con uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào khẩu phần của trẻ. Thay đổi loại kem đánh răng phù hợp để bé có thể tự nguyện đánh răng hàng ngày từ đó đẩy lùi mầm bệnh.

Ủ ấm khi trẻ bị sốt

Sốt là biểu hiện thường thấy của trẻ bị tay chân miệng. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi con sốt thì nên mặc áo dài, ủ ấm cho bé. Điều này khiến cho bé toát mồ hôi, nhiễm lạnh ngược lại, dễ bị viêm phổi. Vì vậy nếu bị sốt hãy thường xuyên lau khô người bé, cho bé ở chỗ thông thoáng, kín gió và đặc biệt nên cho trẻ uống hạ sốt để tránh co giật.

Kiêng tắm

Đây là suy nghĩ vô cùng phản khoa học. Bị tay chân miệng bé sẽ cần phải vệ sinh cơ thể cẩn thận và sạch sẽ hơn bình thường. Kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Ngoài ra chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với trẻ bị tay chân miệng. Nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C, nâng cao sức đề kháng của trẻ để trẻ nhanh lành bệnh

 

Tự ý truyền dịch

Việc tự ý truyền dịch tại nhà do bị sốt khi bị tay chân miệng có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sỹ và có sự theo dõi của các y tá hoặc người có chuyên môn.

Vẫn cho trẻ đến lớp bình thường

Nhiều cha mẹ cho rằng bác sỹ không yêu cầu con nằm viện chứng tỏ con bị không quá nặng. Trong khi đó bố mẹ thì quá bận rộn công việc cơ quan nên vẫn cho con đi học. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan sang cho bé khác. Đồng thời việc kiêm kem điều trị không chuyên tâm cũng khiến bệnh nặng hơn. Tốt nhất bé nên được cách ly ít nhất là 10 ngày sau khi khỏi bệnh.

Theo eva.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang