Nếu quan sát thấy chân con có những dấu hiệu sau, mẹ nên đưa con đi can thiệp sớm

(lamchame.vn) - Người Trung Quốc xưa dùng phương pháp bó chân hà khắc để chân con được thẳng và đẹp. Thực tế thì chân vòng kiềng không chỉ ảnh hưởng về thẩm mỹ mà còn có tác động xấu tới sức khỏe. Dấu hiệu nhận biết chân vòng kiềng của bé cũng không khó như mẹ vẫn nghĩ đâu nhé.

Có 2 loại chân vòng kiềng đó là chân dáng chữ 0 tức là 2 chân không thể thẳng mà cong ra phía ngoài. Chân dáng hình chữ X thì hoàn toàn ngược lại, chân sẽ có xu hướng cong vào trong. Đây đều là 2 dạng dị tật chân được hình thành trong quá trình sinh trưởng của bé, không hoàn toàn là do bẩm sinh.

Hình dáng chân chữ X ( bên trái) và chân chữ O ( bên trái) 

Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đã đưa ra nghiên cứu cho thấy hầu hết trẻ em dưới 2 tuổi có cấu tạo khung xương chân vòng kiềng và khung xương chân chữ X với trẻ dưới 6 tuổi. Độ cong này sẽ được nắn dần theo hoàn cảnh - thói quen sống. Đến khi bé 8-9 tuổi, thậm chí 10 tuổi khung xương chân sẽ tự phát triển hoàn chỉnh và giữ nguyên cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, để có những can thiệp sớm, bố mẹ nên để ý nếu chân con phát triển không đúng theo quy luật chung. Theo đó, bố mẹ hãy đưa con đến viện thăm khám và trị liệu nếu phát hiện ra những dấu hiệu sau :

- Tới 7 tuổi mà chân con vẫn chưa về dáng thẳng thông thường

- Trẻ gặp nhiều khó khăn trong đi lại và thường xuyên cảm thấy đau chân

- Quan sát từ nhiều góc thấy chân của trẻ không đối xứng, có thể là lệch ngắn - dài hoặc đổ về đằng trước hay đằng sau.

Tiến trình phát triển chân chuẩn của con theo độ tuổi

Để hạn chế tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ, bố mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, nhất là vitamin D cho bé. Những bé béo phì sẽ có khả năng bị chân vòng kiềng lớn hơn những trẻ khác. Vì thế cần phải kiểm soát chế độ ăn của con, tránh bị béo phì. Mẹ cũng đừng để con tập đứng - tập đi quá sớm, vì khi đó hệ xương của con chưa phát triển ổn định sẽ gây nên tình trạng quá tải, chân dễ bị cong hơn bình thường.  Nếu phát hiện ra chân con bị vòng kiềng thì nên thực hiện các phương pháp trị liệu sớm khi xương bé vẫn còn mềm. Khi đã ở tuổi dậy thì, việc can thiệp sẽ không đạt kết quả cao nữa.

Theo eva.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang