TP. Hồ Chí Minh: Gần 300 bệnh nhi mắc tay chân miệng, nhiều trẻ nguy kịch

(lamchame.vn) - Tính đến ngày 27/9 tại Bệnh viện nhi đồng 1 có 140 bệnh nhi mắc tay chân miệng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 có 150 trẻ nhiễm bệnh. Theo các chuyên gia y khoa, đây là tình trạng rất đáng báo động.

Tại khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 chỉ riêng ngày 27/9 có 140 trẻ điều trị nội trú do mắc tay chân miệng. Con số này còn nhiều hơn vào ngày đầu tuần với 220 bé, ngày tiếp theo là 170 bé.

BS. Khanh cho biết, trong số 140 bé nằm viện, hiện có gần 20 cháu đang được theo dõi chặt chẽ do biến chứng. Nhiều cháu đã phải được lọc máu liên tục.

Theo BS. Khanh tình hình này là rất đáng báo động bởi số ca mắc bệnh có thể còn tăng thêm trong thời gian tới. Một tuần trước, một bé gái đã tử vong vì nhập viện trong tình trạng sốc độ 4.

Tính đến ngày 27/9 tại Bệnh viện nhi đồng 1 có 140 bệnh nhi mắc tay chân miệng, 

Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh , BV Nhi Đồng 1, trong số bệnh nhi nằm viện, số ca sống tại TP.HCM chiếm khoảng 40%, số còn lại đến từ các tỉnh thành lân cận.

Tại BV Nhi Đồng 2. BS. Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm cho biết, trung bình mỗi ngày khoa điều trị khoảng 150 bệnh nhi tay chân miệng, con số này cao gấp 5 lần bình thường. Lượng bệnh nhập viện ồ ạt khoảng gần một tháng trở lại đây, trong số bệnh nhi nội trú, có hơn 10% bệnh rất nặng, phải chăm sóc tích cực để ngăn khả năng tử vong.

Nói về tình trạng bệnh tăng ồ ạt, BS Trương Hữu Khanh cho biết, có thể tình hình năm nay giống với trận dịch tay chân miệng năm 2011. Hầu hết bệnh nhi tay chân miệng mùa này đều do chủng virút EV71. Đây là chủng gây bệnh tay chân miệng có độc tính cao, lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng. Bệnh nhi dễ bị các biến chứng thần kinh, tim mạch, phù phổi, suy hô hấp, sốc, suy tim và tử vong nhanh.

Dù trước đó đã có những văn bản chỉ đạo về việc giám sát tình hình dịch bệnh, tuy sáng trước tình hình tay chân miệng diễn biến phức tạp, sáng nay, Sở Y tế TP.HCM đã có buổi họp với Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố và đại diện các bệnh viện nhi để tiếp tục có hướng khống chế dịch bệnh.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, bệnh tay chân miệng đã tăng đột biến từ giữa tháng 9. Tổng số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay là 3.195 trường hợp. Số bệnh còn lại tại các bệnh viện nhi chủ yếu đến từ các tỉnh lân cận.

Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM khuyến cáo những gia đình có trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi phải hết sức cẩn trọng trong việc phòng bệnh tay chân miệng. Trường hợp trẻ đang đội tuổi đi học mắc bệnh cần nhanh chóng thông báo cho nhà trường để thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn. Phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học (tối thiểu 10 ngày) cho đến khi hết bệnh, có giấy xác nhận của bác sĩ mới đưa trẻ đi học trở lại.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 cho hay: do tay chân miệng chưa có vắc xin ngừa nên phụ huynh cần rửa tay của mình và của trẻ thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. Người lớn cũng nên thường xuyên vệ sinh nơi trẻ vui chơi, vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng nước xà phòng hoặc nước khử khuẩn. Trong trường hợp trẻ sốt kéo dài, kèm nổi bóng nước ở tay chân hoặc vết loét trong miệng thì nên đưa bé đi khám ngay.

 

Theo suckhoedoisong.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang