Hiện nay có rất nhiều cháu bé bụ bẫm, béo tốt thậm chí hơn hẳn các bạn cùng trang lứa. Nhưng qua thăm khám các bác sỹ lại nhận định bé bị còi xương. Điều tưởng như nghịch lý này đang diễn ra hàng ngày mà nhiều người chưa biết.
Các bác sỹ dinh dưỡng đều khẳng định rằng ăn uống tốt và lên cân đều không có nghĩa là tránh được bệnh còi xương. Còi xương là bệnh gây ra chủ yếu do thiếu vitamin D, làm cho chuyển hóa canxi phốt pho bị rối loạn, gây nên tổn thương xương. Bệnh còi xương thể bụ bẫm là bệnh còi xương xảy ra ở những trẻ có cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân béo phì. Vậy tại sao bé lên cân đều đặn mà vẫn còi xương?
Nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin D. Do mẹ kiêng cữ cho bé quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay chế độ ăn uống không cân đối –quá mặn hay quá nhiều đạm làm đảo thải vitamin D qua nước tiểu, trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng là nguyên nhân gây ra còi xương. Những trẻ ăn dặm sớm và ăn nhiều bột cũng gây tình trạng rối loạn chuyển hóa ức chế hấp thu canxi. Cùng với đó, những trẻ quá bụ bẫm cũng là một yếu tố gây còi xương. Bởi lẽ ở những trẻ này, nhu cầu vềcanxi, phốt pho, vitamin D cao hơn những trẻ bình thường.
Nhiều trẻ nhìn rất bụ bẫm nhưng lại bị còi xương |
Vì vậy mẹ không nên kiêng con quá kỹ, hãy đưa con ra ngoài tắm nắm để con được bổ sung vitamin D tự nhiên. Hãy cho con ăn chế độ dinh dưỡng cân đối và phù hợp với thể trạng để con có thể phát triển toàn diện thay vì chỉ phát triển cân nặng như hiện nay. Mẹ nên cho con ăn táo, bưởi, thanh long cung cấp ít năng lượng nhưng lại giàu vitamin. Đối với các loại thịt mẹ nên chọn thịt nạc, cá tôm, trai, hàu với lượng vừa đủ. Nên làm sao để con vẫn đủ năng lượng nhưng tập trung vào xương chứ thay vì phát triển cân nặng.
Các bậc phụ huynh cũng nên nhận thức rõ ràng hơn về việc ép con ăn bằng mọi cách. Bởi khi bé chủ động ăn thì nguồn dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể sẽ khác hoàn toàn với việc ăn bị động. Hãy kích thích con ăn bằng việc thay đổi món liên tục đồng thời chia nhỏ bữa ăn. Hãy để con phát triển cả về chiều dài – cân nặng và chiều sâu để đảm bảo tính toàn diện cho trẻ.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.