Sống lâu liệu có đồng nghĩa với hạnh phúc? (Ảnh: CNN)
Một trong những câu hỏi lớn nhất liên quan đến nghiên cứu tuổi thọ nhân loại đó là con người có thể sống tối đa bao lâu. Tuy nhiên, những nghiên cứu chỉ ra rằng không tồn tại một “mức trần” đối với thời gian sống của con người. Jeanne Calment, người cao tuổi nhất từng được ghi nhận, qua đời ở tuổi 122, và dự báo đến năm 2300, tuổi thọ nhân loại sẽ chạm tới 150.
Thế nhưng, tuổi thọ cao liệu có khiến cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn hay chỉ đơn thuần là sống lâu hơn? Theo các chuyên gia, việc đánh giá chất lượng cuộc sống lúc về già chính là sự so sánh giữ niềm vui và nỗi đau khổ. Càng nhiều niềm vui và ít nỗi khổ, tức là cuộc sống con người càng tốt đẹp. Một người sống 100 năm sẽ chỉ tốt hơn người sống 80 năm nếu như 20 năm dôi ra đó mang đến nhiều hạnh phúc hơn là đau khổ.
|
Khi con người già đi, họ sẽ gặp phải hàng hoạt những vấn đề về sức khỏe mà điển hình là thoái hóa. Bằng lối sống, sinh hoạt lành mạnh cùng các dịch vụ hỗ trợ, chúng ta phần nào có thể giải quyết vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, tuổi thọ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bởi nó tác động đến lực lượng và thời gian lao động.
Năm 2017, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (16-64 tuổi) gấp khoảng 3,5 lần những người trên 65 tuổi. Nhưng tỉ lệ này dự kiến sẽ giảm xuống chỉ còn 2,1 lần vào năm 2040. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải làm việc nhiều hơn, đóng thuế nhiều hơn, kéo dài độ tuổi lao động hoặc cắt giảm dịch vụ an sinh xã hội.
Ở một khía cạnh khác, nhiều người nghĩ rằng cuộc sống sẽ tốt hơn khi ta có được những thứ mình mong muốn, sống lâu hơn cho chúng ta thêm thời gian để hoàn thành các mục tiêu còn dang dở. Tuy nhiên trước bối cảnh toàn cầu đang già đi, con người phải tìm ra cách để chăm sóc tốt cho người cao tuổi, không những giảm nhẹ gánh nặng mà còn đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.