Khi đứng trước những trò nghịch ngợm phá phách lại thêm tính ương bướng khó bảo của con, chắc hẳn bố mẹ nào cũng có đôi lần to tiếng vì tức giận với con.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, tức giận là một hành vi sai trái, bởi trong lúc nổi nóng, bố mẹ rất dễ rơi vào tình huống quát tháo, nạt nộ, thậm chí là nói những câu gay gắt khiến con bị tổn thương về tinh thần. Do đó, cho dù có nóng giận đến cỡ nào đi chăng nữa, bố mẹ cũng tuyệt đối không được nói 5 câu dưới đây, bởi nó sẽ khiến con bị ám ảnh tâm lý lâu dài.
1. "Sao con phá thế hả?"
Đây là một lời trách mắng rất chung chung mà không chỉ rõ ra một hành vi nào cụ thể. Nó sẽ khiến cho con nghĩ rằng bố mẹ không thích tất cả mọi thứ mình làm. Từ đó con sẽ ngày càng tự ti về bản thân hoặc nổi lên chống đối lại bố mẹ.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói: "Con rất thông minh, đôi khi con làm bố mẹ ngạc nhiên về điều đó. Nhưng mà hôm nay con đã phá hỏng cái xe điều khiển từ xa là không đúng".
Bằng cách nhấn mạnh những điểm mạnh của con trước khi nói lên lời phê bình sẽ khiến con lắng nghe bố mẹ hơn, từ đó con sẽ biết mình sai ở đâu để mà sửa.
2. "Mẹ không yêu con nữa đâu"
Một đứa trẻ sẽ trở nên bất an và lo lắng nếu tình yêu thương của bố mẹ dành cho mình có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Điều này dễ làm con hiểu lầm rằng yêu thương là phải có điều kiện, kiểu như "ngoan thì mẹ mới yêu".
Câu nói trên sẽ giúp con hiểu rằng tình yêu và sự thất vọng không liên quan đến nhau, cho dù con có như thế nào thì bố mẹ vẫn cứ yêu con. Đây là phương thức đảm bảo về mặt cảm xúc. Con hiểu là mình làm sai nên bị phạt chứ không phải vì bố mẹ không yêu mình.
3. "Nếu con còn lặp lại việc này một lần nữa, bố mẹ sẽ gọi chú công an đến bắt con"
Rõ ràng là bố mẹ không thể nào yêu cầu công an đến bắt con chỉ vì con không chịu ăn tối. Và việc nghe hoài những lời dọa dẫm suông của bố mẹ chỉ khiến con bị "lờn". Con không những không sợ mà còn có thể tỏ vẻ thách đố bố mẹ.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói: "Nếu con còn lặp lại việc này một lần nữa, mẹ sẽ không cho phép con được xem TV ngày hôm nay".
Bố mẹ nên sử dụng những hình phạt thiết thực, chắc chắn có thể áp dụng được để kỷ luật con. Sau vài lần bị phạt, con sẽ nhận ra rằng nếu mình làm sai, mình sẽ nhận hậu quả ngay lập tức.
4. "Tại sao con lại không giống như anh/chị/em con vậy?"
So sánh là phương thức gián tiếp chia rẽ sự đoàn kết. Bởi nó không những không giúp con sửa đổi hành vi, mà nó còn khiến con ghét anh/chị/em của mình.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói gì: "Chắc chắn mọi người sẽ vui hơn nếu con biết cư xử tốt hơn".
Bố mẹ hãy giải thích để con hiểu rằng hành động của con đã làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Và khi hiểu ra vấn đề, nhất định con sẽ sửa đổi.
5. "Con đợi đấy! Bố về mẹ sẽ mách bố"
Trẻ em thường có trí nhớ ngắn hạn đối với những lỗi lầm của mình. Thế nên, nếu bố/mẹ để con chờ cả ngày cho đến khi mẹ/bố về để xử, thì có lẽ con đã quên mất lỗi của mình rồi.
Thay vào đó, bố mẹ hãy nói: "Vì con đã vi phạm quy định của nhà mình nên bây giờ con phải chịu phạt".
Bên cạnh đó, dù sử dụng bất kỳ hình phạt nào, bố mẹ cũng cần thực hiện ngay khi con làm sai. Điều này giúp con hiểu mối quan hệ giữa hành vi và phản ứng của bố mẹ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.