Điều kiêng kỵ không ai ngờ tới trong tháng 5 Âm lịch và đặc biệt là Tết Đoan Ngọ

(lamchame.vn) - Tháng 5 theo lịch âm được coi là tháng “Cửu Độc” còn ngày 5/5 – tức là Tết Đoan Ngọ được coi là “Trùng Ngọ”, xuất hiện ngũ độc (bọ cạp, rắn, rết, thạch sùng và cóc)... Thế nên có rất nhiều phải kiêng kỵ, tránh phạm phải trong thời điểm này.

Ngũ độc thường xuất hiện khắp nơi trong ngày tết Đoan Ngọ.

Đó chính là lý giải cho phong tục “diệt sâu bọ” trong tết Đoan Ngọ là bằng cách ăn rượu nếp, ăn hoa quả… Người ta cho rằng, ăn rượu nếp để cho ngũ độc cũng như các loài sâu bọ khác say, sau đó những trái cây sẽ làm cho chúng chết.

Người ta vẫn biết tới những điều phải kiêng kỵ trong Tết Đoan Ngọ như không được làm mất ví, phải xếp giày dép hướng ra ngoài, không chải đầu lúc đêm muộn... Nhưng không phải ai cũng biết tháng 5 Âm lịch chính là tháng “Cửu Độc”. Đây được coi là thời điểm mà cả nam giới lẫn phụ nữ đều phải thận trọng, kỹ lưỡng trong từng chuyện nhỏ, để tránh việc gặp vận hạn hay xui xẻo. Đặc biệt, người xưa cũng khuyên nên kiêng chuyện quan hệ vợ chồng trong thời điểm này.

Tháng Cửu Độc – ngày Cửu Độc là gì?

Theo người xưa, tháng 5 âm lịch được gọi là "Độc nguyệt" hay còn gọi là "Lưu nguyệt". Đây là khoảng thời gian trời đất giao hòa, nếu con người phạm phải một số điều cấm kỵ dễ tổn thương nguyên khí. Trong tháng này sẽ có 9 ngày mà thân thể con người bị tổn hao sinh khí, 9 ngày này gọi là Cửu Độc.

Những ngày này cụ thể là mùng 5, mùng 6, mùng 7, ngày rằm, ngày 16, ngày 17, ngày 25, ngày 26 và ngày 27 Âm lịch. 9 ngày này là “Thiên địa giao thái cửu độc nguyệt”.

Vì sao phải cẩn thận trong những ngày Cửu Độc?

Theo vật lý học, trong những ngày này sẽ là thời khắc Âm Dương giao tranh, sinh tử phân biệt, thần minh giáng sinh minh giám, nếu làm việc cấm kỵ sẽ mạo phạm, gây tổn thương nghiêm trọng đến nguyên khí của con người.

Chính vì thế trong những ngày này cần hết sức thận trọng, tránh sát sinh, nên ăn thanh đạm, giảm bớt vị chua tăng vị đắng để bổ gan bổ thận, nên tĩnh duỡng nghỉ ngơi, cân bằng tâm khí để hòa hợp với tự nhiên, và quan trọng nhất phải nhớ muốn sống lâu, không hao tổn tinh khí, cần phải hạn chế sắc dục, tránh không đuợc quan hệ tình dục trong những ngày kỵ để tránh mạo phạm.

Người xưa rất chú trọng đến những ngày âm lịch phải kiêng quan hệ vợ chồng.

Ngoài ngày Tết Đoan Ngọ, mùng 1, ngày rằm là thời điểm "nguyệt khuếch khuy không", nguyệt thuộc âm, lúc này âm hư, tức âm dương mất cân bằng, không tốt cho chuyện phòng the. Từ đó, việc kiêng kỵ vào ngày rằm, mùng 1 là để tránh mất cân bằng âm dương. Khi âm dương không hài hòa, không những làm ảnh hưởng lớn tới sự thương tổn của con cái mà còn nhiều rắc rối khác nữa như mang tới những điều xui xẻo, những mối nguy và đại họa khó lường.

Quan niệm kiêng quan hệ vợ chồng vào mùng 1, ngày rằm đã có từ rất lâu đời. Thậm chí không chỉ riêng những ngày này mà vua chúa, tướng lĩnh trước lâm chiến hoặc làm những việc hệ trọng đều không quan hệ vợ chồng, tắm gội, ăn chay ba ngày trước khi hành lễ. Người xưa cho rằng ngày của đầu tháng, đầu năm cần trong sạch và sạch sẽ. Do đó, không chỉ kiêng kị chuyện vợ chồng mà còn phải kiêng kị cả sát sinh..

Bên cạnh đó, những ngày âm lịch đầu tháng là thời điểm con người chọn để thắp hương gia tiên, đi chùa cầu bình an may mắn. Do đó, việc kiêng kỵ cũng là một cách để giữ mình "sạch sẽ" khi đi đến những nơi thanh tịnh.

Theo quan niệm của Nho giáo, điều này rất bình thường và được truyền từ đời này sang đời khác.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo cho bạn đọc

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang