Đối phó với dịch tả lợn Châu Phi như thế nào?

(lamchame.vn) - 250 con lợn ở Hưng Yên và Thái Bình bị dịch tả lợn châu Phi đã bị tiêu hủy. Cùng với đó, Bộ NN và PTNT đã ban hành nhiều kế sách để đối phó với dịch tả lợn châu Phi.

Theo đại diện của Bộ NN và PTNT thì ngay sau khi nhận được thông tin kết quả xét nghiệm của 3 trang trại lợn ở Hưng Yên và Thái Bình dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi thì đơn vị này đã chỉ đạo lập tức tiêuhủy toàn đàn lợn trong vòng 24 giờ . Đồng thời, việc tiêu hủy cũng được áp dụng đối với các đàn lợn liền kề với đàn lợn dương tính nhưng chưa được lấy mẫu xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng.

Tuy nhiên, đối với những hộ chăn nuôi hình thức trang trại lớn có nhiều dãy chuồng riêng biệt thì chỉ tiêu hủy lợn trong dãy chuồng có bệnh. Còn những dãy chuồng còn lại áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và lấy mẫu giám sát định kỳ, nếu phát hiện ra bất thường sẽ lập tức có phương án quyết liệt.

Toàn bộ lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi phải bị tiêu hủy hoàn toàn

Cùng với đó, chính quyền địa phương 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên phải lập các chốt chặn vận chuyển, buôn bán lợn sống, các sản phẩm từ thịt lợn và khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi, chợ dân sinh. Đại diện Cục Thú y sẽ tiến hành lấy thêm hàng trăm mẫu phân tích với các đàn lợn ở khu vực xung quanh ổ dịch để có kết luận cuối cùng về mức độ lây lan của dịch bệnh.

Đến nay, Thủ tướng đã chỉ đạo nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu , sản phẩm lợn và thịt lợn không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới để ngăn chặn các con đường lây lan khác của dịch bệnh.

Về phía người chăn nuôi, trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, nếu thấy lợn có biểu hiện bị bệnh cần báo ngay cho chính quyền hoặc cơ quan thú y để được hướng dẫn giải quyết. Tuyệt đối không được vì tiếc của mà bí mật chữa trị dẫn đến bùng phát dịch bệnh ngoài khả năng kiểm soát. Mọi công tác tiêu hủy chỉ được thực hiện sau những bước lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả kết luận cuối cùng.

Đối với những ổ dịch sẽ cần phải xử lý, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo. Trong phạm vi 3km xung quanh ổ dịch, sẽ tiến hành  khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo. Còn trong phạm vi 10km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 1 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch.

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang