Thời xưa ai cũng nói những câu như "chuyện cưới xin, trẻ con sao có thể lấy ra đùa giỡn được"; ngày xưa, lấy chồng là chuyện cả đời nên ai cũng coi trọng, thậm chí còn cảm thấy cả đời phụ nữ, chỉ được kết hôn một lần nên càng được coi trọng hơn.
Ngược lại, thời đại cảm xúc thăng hoa hiện nay, không có gì ngạc nhiên khi xuất hiện những cuộc hôn nhân chớp nhoáng theo kiểu tình yêu sét đánh, những người qua đường lại vô tình tấp lại với nhau, đến vội vàng, ra đi cũng nhanh chóng.
Ngày nay, những đứa trẻ chập chững mới bước vào xã hội, người lớn tuổi giục cưới, khi gặp họ hàng trong ngày Tết nhất, điều mà họ không thể thoát được là bị bảy bà dì, tám bà cô xúm lại hỏi "Công việc như nào rồi", "Đã có người yêu chưa", "Bao giờ tính cưới"... Khi bạn đã lỡ có người yêu, thì họ hàng như muốn cưới giùm bạn luôn vậy; còn khi bạn vẫn độc thân vui tính, thì "Cô có mối này" "Dì có một người bạn có anh con trai/ đứa con gái hợp với con đấy", những ngày được sắp xếp xem mắt trập trùng đan xen nhau chẳng rảnh ngày nào.
(Ảnh minh hoạ)
Mấy ngày trước, khi có nói chuyện với mẹ về chuyện gia đình, đột nhiên phát hiện ra hầu hết bạn bè tôi đều đã lập gia đình và một số đã có con. Nghĩ đến cảnh mẹ mình đang ôm cháu gái của người khác, nhưng mẹ chưa bao giờ hỏi "Con đã có người yêu chưa?".
Mẹ bảo rằng: "Nếu mẹ giục con, thì con cũng có người yêu được không? Con gái à, hãy nghe lời mẹ nói, con thà độc thân nhưng vui vẻ còn hơn lấy một thằng chồng không ra chồng. Nhớ, mẹ sẽ không giục con."
Không ngờ mẹ tôi cũng suy nghĩ như vậy.
Thực ra, ngay cả phụ nữ cũng có quyền theo đuổi một cuộc hôn nhân hạnh phúc và không cần đặt mình trong một hố bom không biết bao giờ nổ.
Đừng lấy chồng vì chữ hiếu, hôn nhân là của bạn chứ không phải của bố mẹ.
Nhiều bạn trẻ sẽ bị thúc giục kết hôn khi bước đến tuổi 25. Quan điểm của những người lớn tuổi, kết hôn và sinh con là điều mà ai cũng phải trải qua, họ cũng cho rằng cuộc đời người phụ nữ chỉ trọn vẹn khi lấy chồng và sinh con.
Nhiều bậc cha mẹ sẽ dùng lòng hiếu thảo để trói buộc con gái về mặt đạo đức, nếu con cái không dựng vợ gả chồng thì bị cho là bất hiếu, không coi cha mẹ là gì cả.
Đạo hiếu không nên liên quan đến hôn nhân, để nghe theo ý muốn của cha mẹ, vô số người cuối cùng phải vội vàng tìm một người vừa mắt để kết hôn, loại hôn nhân này thoạt nhìn chẳng có vấn đề gì cả, thậm chí trông còn khá hạnh phúc. Nhưng theo thời gian, vấn đề sẽ từ từ được phơi bày, họ có thể vì cha mẹ mà chịu đựng, nhưng cũng không thể chịu mãi được.
(Ảnh minh hoạ)
Hoàn toàn không xứng đáng khi hy sinh cuộc hôn nhân của mình vì cha mẹ, một quyết định sai lầm sẽ gây sự bất đồng giữa hai con người, hai gia đình.
Cũng có một số cha mẹ thúc giục chuyện cưới xin chỉ để mong con cái có bạn đồng hành, khi họ không lo được cho con nữa thì cũng muốn có một người khác chăm sóc, họ cũng an tâm. Nếu vậy, bạn có thể ngồi xuống nói chuyện với họ, đảm bảo rằng bản thân có thể lo cho mình, nếu trong trường hợp hiện tại bạn vẫn muốn tự do bay nhảy, làm những điều bạn thích.
Ngày nay đã khác ngày xưa, phụ nữ, họ đã có chính kiến của riêng mình. Hôn nhân bây giờ không phải sống vì người khác, mà là sống vì bản thân.
Bây giờ ai cũng có thể một mình sống tốt, đủ nuôi sống bản thân. Vì vậy, hôn nhân nên trở thành một chiếc bánh kem, người muốn ăn, người thì không; cả hai đều có thể hạnh phúc với quyết định của mình.
Nguồn ảnh: Pinterest
Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/dung-lay-chong-vi-chu-hieu-hon-nhan-la-cua-ban-chu-khong-phai-cua-bo-me-217863
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.