Đừng thắc mắc sao con ngày càng không được như kỳ vọng, vì cha mẹ vẫn đang làm việc tai hại này với con

Việc làm này không chỉ gây hại về mặt thể chất, tinh thần của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến cách con chơi đùa và tương tác với các bạn.

Từ xưa, người Việt mình đã có câu nói "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Nghĩa là yêu con thương con thì cha mẹ phải dạy dỗ con bằng cách "đánh cho chừa, lần sau không thế nữa" mỗi lần con phạm lỗi.

Song, ngày nay, các chuyên gia đều lên tiếng phản đối chuyện đánh con. Họ nói rằng đánh con là một trong những sai lầm lớn của cha mẹ. Vì nó khiến trẻ trở nên ngày càng hung hăng, lì đòn hơn. Đồng thời, đánh con còn tác động tiêu cực lên tâm lý, hành vi và cảm xúc của con.

Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (APP) cho biết: "Tin tốt là hiện nay có ít phụ huynh ủng hộ việc đánh đòn con hơn so với trước đây. Tuy nhiên, việc trừng phạt thân thể của trẻ vẫn diễn ra âm thầm ở nhiều nơi. Điều này không chỉ gây hại về mặt thể chất, tinh thần của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến cách con chơi đùa và tương tác với các bạn".

Cha mẹ đừng thắc mắc sao con ngày càng hung hăng nếu bạn vẫn đang làm việc này mỗi khi con phạm lỗi - Ảnh 1.

Đánh con không chỉ gây hại về mặt thể chất, tinh thần, mà còn ảnh hưởng đến cách con chơi đùa và tương tác với các bạn (Ảnh minh họa).

Tiến sĩ George W. Holden - Giáo sư và Chủ tịch Khoa Tâm lý học tại Đại học Southern Methodist (Mỹ), chia sẻ thêm: "Cha mẹ đánh con không phải là người xấu. Tuy nhiên, việc này thật sự gây ra những tác động tiêu cực đối với tâm lý của trẻ".

Vì sao không nên đánh con?

Một nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho thấy những đứa trẻ 3 tuổi thường xuyên bị đánh đòn có tính cách hung hăng khi lên 5 tuổi hơn so với các bạn đồng trang lứa. Những đứa trẻ này cũng có "mức độ hướng ngoại cao hơn và điểm học tập thấp hơn" trong 4 năm tiếp theo.

Không chỉ đánh con, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng những lời nói như mắng chửi, sỉ nhục, đe dọa khiến con sợ hãi hoặc xấu hổ cũng gây ra những tác động tiêu cực tương tự như thế.

Cha mẹ đừng thắc mắc sao con ngày càng hung hăng nếu bạn vẫn đang làm việc này mỗi khi con phạm lỗi - Ảnh 2.

Những lời nói như mắng chửi, sỉ nhục, đe dọa khiến con sợ hãi hoặc xấu hổ cũng gây ra những tác động tiêu cực đến trẻ (Ảnh minh họa).

Lý giải về việc vì sao nhiều cha mẹ lại lựa chọn hình thức đánh con khi con phạm lỗi, tiến sĩ Holden cho rằng một số phụ huynh đánh đón con vì họ tin rằng đây là một phương pháp dạy con hiệu quả. Ông giải thích: "Cha mẹ ngày nay là những đứa trẻ của vài chục năm trước. Và khi còn nhỏ họ luôn bị bố mẹ đánh đòn. Thế nên, trong tâm thức của họ, đánh con là một phương thức kỷ luật đúng đắn. Cứ thế, thế hệ này truyền qua thế hệ khác".

Tuy nhiên, thực tế thì đánh đòn trẻ không mang lại hiệu quả trong việc giáo dục con. Tiến sĩ Alan E. Kazdin, Giáo sư tâm lý học và Giáo sư tâm thần học trẻ em tại trường đại học Yale (Mỹ) cho biết: "Khi bạn đánh con, trẻ sẽ dừng hành động đó lại vì bị giật mình. Việc dừng tạm thời này không ảnh hưởng đến chuyện sau đó trẻ sẽ tiếp tục phạm vào lỗi đấy. Còn việc cứ bị đánh như thế sẽ ngấm dần và trẻ sẽ học theo". Nói cách khác, trẻ sẽ không tập trung vào những gì mình làm sai, mà chỉ tập trung vào nỗi đau khi bị đánh đòn.

Bị đánh đòn sẽ tác động lên trẻ những tiêu cực như thế nào?

Theo các chuyên gia, đánh con vừa phải hoặc thường xuyên ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm và hành vi của trẻ. Cụ thể là:

- Hành vi hung hăng và chống đối: Tiến sĩ Robert Larzelere, phó giáo sư tại trường đại học Oklahoma (Mỹ) cảnh báo việc cha mẹ đánh con sẽ gửi cho trẻ một thông điệp rằng: "nếu bạn tức giận, thất vọng về một ai đó, bạn có thể mắng chửi, trút giận lên người đấy". Những đứa trẻ bị cha mẹ đánh có thể sẽ đánh lại em của mình hoặc bạn bè khi con cảm thấy tức giận hoặc khó chịu. Trẻ cũng có khả năng tham gia vào các cuộc đánh nhau ở trường.

- Trẻ có thể rơi vào trầm cảm và lo lắng

- Tăng khả năng lạm dụng chất kích thích trong tương lai

- Đánh con sẽ khiến não của trẻ kém phát triển, từ đó con sẽ không học giỏi.

- Trẻ có khả năng mắc phải các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, ung thư, các vấn đề về hô hấp… Tiến sĩ Kazdin giải thích do sự căng thẳng mỗi khi bị đánh đã khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu.

- Mối quan hệ cha mẹ - con cái lỏng lẻo vì con sợ bố mẹ.

Vậy cha mẹ có thể làm những gì khi con phạm lỗi?

May mắn thay, các chuyên gia tâm lý đã đưa cho các cha mẹ một số lời khuyên giúp con xây dựng các hành vi tốt mà không cần phải đánh con. Bởi kỷ luật là dạy dỗ, đánh đòn là trừng phạt. Điều quan trọng là cha mẹ cần sử dụng chiến thuật kỷ luật phù hợp với từng độ tuổi phát triển của trẻ.

Đừng thắc mắc sao con ngày càng không được như kỳ vọng, vì cha mẹ vẫn đang làm việc tai hại này với con - Ảnh 4.
 

Ví dụ, khi con khoảng 2 – 3 tuổi, cha mẹ có thể đánh lạc hướng mỗi khi con lăn ra ăn vạ, hoặc ngăn chặn ngay từ đầu cơn bùng nổ cảm xúc của con. Khi con lớn hơn, cha mẹ hãy tập trung vào sự hợp tác, phát triển mối quan hệ yêu thương giữa cha mẹ và con.

"Cha mẹ nên khen ngợi, thể hiện tình cảm mỗi khi con làm đúng, và điều chỉnh hành vi mỗi lần con phạm sai lầm. Các hành vi tiêu cực nên được xử lý bằng hình phạt nhẹ, ngắn gọn như tạm dừng hoặc tước đi một đặc quyền nào đó. Cha mẹ nên nói chuyện và giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu vì sao hành động như vậy là sai, và phải sửa như thế nào", Tiến sĩ Kazdin nhắn nhủ.

 
 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang