Được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ và cái kết bi kịch khi trưởng thành, cuộc đời cậu bé này là lời cảnh tỉnh đối với cha mẹ khác

Từ nhỏ đến lớn, cậu bé chưa bao giờ phải đụng tay vào bất cứ việc gì trong nhà. Bởi tất cả đều đã có bố mẹ lo.

Dương Suất sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở La Sơn thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Mặc dù kinh tế gia đình không mấy khá giả, nhưng vì là con trai một nên Dương Suất luôn được bố mẹ cưng chiều hết mực. Từ nhỏ đến lớn, cậu bé chưa bao giờ phải đụng tay vào bất cứ việc gì trong nhà. Bởi tất cả đều đã có bố mẹ lo liệu.

Thậm chí, ngay cả khi đã 7 – 8 tuổi rồi, cậu bé vẫn luôn được bố mẹ bế hoặc khiêng trong một chiếc giỏ tre vì họ không muốn con đi bộ mỏi chân.

Được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, nhưng cuộc đời cậu bé này lại là lời cảnh tỉnh đối với cha mẹ khác: Xin đừng thương con theo cách này - Ảnh 1.

Dương Suất thời thiếu niên khi còn đang được cha mẹ chăm sóc.

Khi đến tuổi đi học, Dương Suất tuy khá thông minh nhưng lại không thích học. Thế nên, chỉ cần thầy cô hoặc các bạn la mắng hay chọc ghẹo là cậu sẽ về nhà mách bố mẹ. Ngay lập tức, bố mẹ Dương Suất sẽ lên trường hỏi cho ra ngọn ngành.

Và mặc dù là gia đình thuần nông nhưng đứa trẻ này lại chưa bao giờ làm ruộng, bởi bố mẹ không cho con làm bất cứ việc gì, dù cậu bé muốn giúp đỡ.

Cứ thế, Dương Suất lớn lên trong sự nuông chiều thái quá: Ở nhà thì bố mẹ cưng như trứng mỏng, còn ở trường thì các thầy cô đều không dám trách phạt vì sợ bố mẹ lên trường làm ầm lên.

Được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, nhưng cuộc đời cậu bé này lại là lời cảnh tỉnh đối với cha mẹ khác: Xin đừng thương con theo cách này - Ảnh 2.

Nhưng sau khi cha mẹ qua đời, Dương Suất đành phải đi ăn xin vì không chịu làm bất cứ công việc gì nuôi sống bản thân mình.

Trở thành đứa trẻ mồ côi và cái kết bi kịch

Khi Dương Suất được 13 tuổi thì bố qua đời vì bệnh gan. Theo lẽ thường, cậu bé sẽ phải thay bố đỡ đần cho mẹ để gia đình cùng vượt qua biến cố tang thương này. Tuy nhiên, do đã quen được nuông chiều từ bé, nên bản tính ích kỷ, lười biếng, không biết yêu thương mẹ cha đã ngấm vào trong máu thịt của Dương Suất. Cậu bé hoàn toàn không quan tâm đến hoàn cảnh gia đình, không để ý rằng mẹ đang phải gồng mình lên làm việc cả ngày cả đêm để lo cho con. Vì làm việc quá sức, sức khỏe của mẹ Dương Suất ngày càng yếu.

Năm Dương Suất được 18 tuổi thì mẹ qua đời. Cậu bé trở thành đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Dẫu độ tuổi đã trưởng thành nhưng Dương Suất vẫn như là đứa trẻ lên 3. Cậu không biết làm bất cứ việc gì, ngay cả việc học cũng dở dang.

Được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, nhưng cuộc đời cậu bé này lại là lời cảnh tỉnh đối với cha mẹ khác: Xin đừng thương con theo cách này - Ảnh 3.

Cậu bé sống trong ngôi nhà tồi tàn do cha mẹ để lại và bán hết các đồ đạc có giá trị đi.

Được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, nhưng cuộc đời cậu bé này lại là lời cảnh tỉnh đối với cha mẹ khác: Xin đừng thương con theo cách này - Ảnh 4.

Và dùng đồ gỗ làm củi đun sưởi ấm qua mùa đông rét mướt.

Thấy vậy, một người anh họ liền giới thiệu em vào trong đội xây dựng địa phương để làm việc vặt, giúp em tự nuôi sống bản thân. Song, vì quá lười, Dương Suất đã không chấp nhận công việc đó. Sau đấy, cậu bé bắt đầu bán dần các đồ đạc có giá trị trong nhà đi để lấy tiền ăn. Thậm chí, Dương Suất còn đốt đồ bằng gỗ trong nhà để sưởi ấm vì lười đi kiếm củi. Cứ thế, chẳng mấy chốc, nhà họ Dương không còn gì cả.

Không có gì để bán, lại không có tiền để mua đồ ăn, Dương Suất đành ra đường xin ăn. Nhưng rồi, cậu lại nhận ra rằng đi ăn xin cũng mệt mỏi, nên cứ khi nào đói quá mới đi ra ngoài xin một lần.

Theo lời những người hàng xóm, Dương Suất còn lười đến nỗi rau thịt được mọi người thương tình đem cho, cậu bé cũng để nó hư thối ra chứ không nấu lên ăn. Trong nhà còn đào một cái hố để đi tiểu tiện cho nhanh. Và việc mà Dương Suất làm giỏi nhất chính là ngủ. Cậu có thể ngủ 2 ngày liên tục trên nền đất.

Được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, nhưng cuộc đời cậu bé này lại là lời cảnh tỉnh đối với cha mẹ khác: Xin đừng thương con theo cách này - Ảnh 5.

Việc mà Dương Suất làm giỏi nhất chính là ngủ.

Mùa đông năm Dương Suất được 23 tuổi, huyện La Sơn có trận tuyết rơi dày đặc. Vì lo lắng cho em, nên anh họ của Dương Suất đã đến nhà em đưa thức ăn. Nhưng điều đập vào mắt anh là Dương Suất đã chết cóng vì đói và lạnh.

Từ đó đến nay, câu chuyện về chàng trai trẻ 23 tuổi đã bị chết vì đói và lạnh đã lưu truyền trong các bậc cha mẹ ở Trung Quốc. Họ lấy đó là bài học để tự răn đe chính mình: Đừng nuông chiều con thái quá, bởi đó không phải là hành động thương con, mà chính là hại con.

Tại sao cần phải dạy con làm việc nhà?

Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Rheingold thuộc Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, bản năng tự nhiên của trẻ nhỏ là mong muốn được giúp đỡ người khác. Và nếu ngay từ khi còn bé, cha mẹ đồng ý cho con tham gia vào công việc nhà thì khi lớn lên, con sẽ trở thành người sống có trách nhiệm và biết giúp đỡ người khác.

Được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ và cái kết bi kịch khi trưởng thành, cuộc đời cậu bé này là lời cảnh tỉnh đối với cha mẹ khác - Ảnh 6.
 

Trên thực tế, có rất nhiều đất nước có nền văn hóa giáo dục trẻ em với phương châm "tuổi nhỏ làm việc nhỏ", chẳng hạn như cha mẹ Do Thái, cha mẹ Mỹ hay cha mẹ Mexico… Cha mẹ trong các cộng đồng này luôn dạy con phải tự nguyện làm việc nhà như tất cả mọi thành viên khác trong gia đình, chứ không phải trên cương vị người giúp đỡ ngay cả khi con còn bé tí.

Vì các cha mẹ thông thái biết rằng khi được tham gia vào công việc nhà, con không chỉ cảm thấy hài lòng sau khi hoàn thành tốt công việc mà còn tiếp tục đề nghị được giúp đỡ người khác. Đức tính này sẽ theo trẻ đi đến hết cuộc đời.

Do đó, thay vì bảo bọc con, làm giúp con tất cả mọi việc, cha mẹ nên dạy con cách làm việc, cách sống tự lập, tự chăm sóc cho bản thân. Vì chỉ có những kỹ năng này mới theo con cả đời, và giúp con sống tốt, ngay cả khi không có cha mẹ bên cạnh.

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/duoc-bo-me-nuong-chieu-tu-nho-va-cai-ket-bi-kich-khi-truong-thanh-cuoc-doi-cau-be-nay-la-loi-canh-tinh-doi-voi-cha-me-khac-162202010213102674.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang