Giải mã bí mật của dây rốn quấn quanh cổ: Nỗi sợ hãi của mẹ bầu

Dây rốn quấn cổ là câu thông báo rất hay gặp của bác sĩ khi mẹ bầu đi siêu âm. Nhiều trường hợp lo lắng vì dây rốn quấn nhiều vòng, có bé sinh ra với dây rốn gần đứt.

Lưu thai vì dây rốn

Chị Đỗ Thị Ngọc – 34 tuổi, trú tại Thủ Dầu Một, Bình Dương kể, chị mang thai lần thứ 3 và đến khi bé chuẩn bị sinh thì chị không thấy thai máy. Khi vào viện kiểm tra bác sĩ cho biết thai lưu và phải kích thích để đưa thai nhi ra ngoài. Khi sinh ra, em bé vẫn bị dây rốn quấn 3 vòng vào cổ và nghi ngờ có thể bị dây rốn siết dẫn đến bé bị chết lưu.

Chị Ngọc cho biết từ 32 tuần, chị đi siêu âm bác sĩ cũng thông báo bé nhà chị bị dây rốn quấn cổ 3 vòng sau đó lại tháo xuống 2 vòng và bé thứ hai nhà chị trước đó cũng bị dây rốn quấn cổ 2 vòng, chị sinh con bình thường nên chị Ngọc chủ quan. Câu chuyện chị Ngọc chia sẻ để các mẹ bầu chú ý hơn.

Giải mã bí mật của dây rốn quấn quanh cổ: Nỗi sợ hãi của mẹ bầu - Ảnh 1.

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị dây rốn quấn cổ

Trên các diễn đàn mang thai, dây rốn quấn cổ là nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ bầu họ lo sợ ảnh hưởng đến em bé.

Sản phụ P.T.V.T 29 tuổi, trú tại TP.HCM vừa được các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) phẫu thuật lấy thai vào lúc 17h30 ngày 22/5 mới đây, ê kíp trực tại Bé sơ sinh chào đời mang theo đến 6 vòng dây rốn quấn cổ, quấn bụng và quấn chéo từ cổ xuống bụng.

Thai nhi có thể mất tim thai bất cứ lúc nào mà không có dấu hiệu báo trước bất kể việc theo dõi chặt chẽ tới mức nào. Đây là một trường hợp may mắn.

Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm?

Theo TS BS Nguyễn Hữu Trung – giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng dây rốn quấn cổ thai nhi là tình trạng hay gặp. Có khoảng 30 % các trường hợp mang thai bị dây rốn quấn cổ. Nhiều trường hợp quấn cổ 1 vòng. Từ 2 – 8 % quấn cổ từ 2 đến 3 vòng.

Dây rốn quấn cổ có thể xảy ra ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. TS Trung cho rằng dây rốn quấn cổ khá thường gặp và đa phần thai nhi không ảnh hưởng gì trong quá trình mang thai, chuyển dạ, diễn biến bình thường.

Nhưng 1 số trường hợp dây rốn quấn cổ chặt, mạng dây rốn ngắn có thể bị chèn ép. Bởi vì, dây rốn cũng có các mạch máu, động mạch, tĩnh mạch bị chèn ép có thể ảnh hưởng tới nhịp tim của em bé.

Khi chuyển dạ có thể trẻ bị nhịp tim giảm, có thể bị suy thai và phải mổ sinh để đưa em bé ra ngoài.

Giải mã bí mật của dây rốn quấn quanh cổ: Nỗi sợ hãi của mẹ bầu - Ảnh 2.

TS BS Nguyễn Hữu Trung

Bác sĩ Trung cho biết nguyên nhân của dây rốn quấn cổ chưa rõ mà chủ yếu do ngẫu nhiên. Em bé tự xoay trở nên tự quấn vào dây rốn. Vì không rõ nguyên nhân nên không thể dự phòng dây rốn quấn cổ.

Dây rốn quấn cổ không thể nhận biết được mà chẩn đoán quá siêu âm màu. Qua siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện ra được dây rốn quấn cổ bao nhiêu vòng từ 1, 2 vòng hay nhiều hơn.

Đối với thai phụ bị dây rốn quấn cổ có nên mổ lấy thai hay không? 

Bác sĩ Trung cho rằng, hàng ngày anh cũng hay gặp những trăn trở câu hỏi trên của các mẹ bầu. Tuy nhiên, dây rốn quấn cổ không phải trường hợp được chỉ định mổ lấy thai. Có trường hợp quấn 1,2,3 vòng vẫn sinh thường và các sản phụ không cần lo lắng quá mức và dây rốn quấn cổ chỉ theo dõi.

 

Còn hiện tượng thai nhi tử vong trong bụng mẹ cũng khá thường gặp ở cả ba tháng đầu, ba tháng giữa, ba tháng cuối từng giai đoạn nguyên nhân khác nhau nhưng người ta lo sợ nhất là nguyên nhân tử vong thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ. 

Tại Mỹ khi người ta kiểm tra nguyên nhân tử vong các em bé tử vong ở 3 tháng cuối thai kỳ thì trên 50 % không phát hiện nguyên nhân còn tình trạng dây rốn quấn cổ cũng có nhưng không phải là nguyên nhân chính.

TS Trung cho rằng em bé trong bụng mẹ cũng như 1 người bình thường bên ngoài vẫn có thể đột tử và người ta không xác định được nguyên nhân. Em bé trong bụng mẹ cũng tương tự không phải lúc nào dây rốn quấn cổ cũng là nguyên nhân tử vong thai nhi.

Việc điều trị dây rốn quấn quanh cổ, theo bác sĩ Trung khi dây rốn quấn cổ, em bé tự tháo ra và qua siêu âm phát hiện được. Các bà mẹ được bác sĩ thông báo em bé bị dây rốn quấn cổ không nên lo lắng quá mức chỉ theo dõi kỹ hơn thai đạp, thai máy. 

BS thường khuyến cáo đó là 1 tiếng sau ăn chính thai nhi đạp trên 4 lần là bình thường, nếu thai nhi đạp không được 4 lần nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Hiện tại không có biện pháp nào điều trị được dây rốn quấn cổ.

Theo Trí Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang