"Giải oan" cho thụ tinh ống nghiệm

(lamchame.vn) - Nhắc đến thụ tinh ống nghiệm (IVF) là nghĩ đến đau đớn và tốn kém cùng hàng loạt mối lo ngại khác. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hỗ trợ sinh sản cũng như trình độ của bác sĩ, nhiều "định kiến" đang dần được xóa bỏ.

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Lệ Thủy (Trung tâm hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội - IVF Tâm Anh) đơn vị đạt "full" RTAC tại miền Bắc (chứng nhận quốc tế của Ủy ban Chứng nhận chất lượng về Kỹ thuật sinh sản) đã có những "minh oan" cho thụ tinh ống nghiệm.

"IVF hiện đại khá nhẹ nhàng, các bác sĩ đặc biệt lưu ý sử dụng phác đồ thân thiện; dùng đúng, dùng đủ thuốc tránh gây hại cho cơ thể", bác sĩ Thủy nói.

Dưới đây bác sĩ Nguyễn Lệ Thủy sẽ giải thích cụ thể về quan niệm nhiều người nghĩ và thực tế quy trình IVF tại IVF Tâm Anh đang áp dụng.

Giải oan cho thụ tinh ống nghiệm - Ảnh 1.

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Lệ Thủy đang tư vấn cho người bệnh hiếm muộn

  • 1. IVF là thụ tinh nhân tạo?

Thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm đều là phương pháp hỗ trợ sinh sản dành cho người hiếm muộn. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt vô cùng lớn về quá trình thực hiện, chi phí, tỷ lệ thành công…

Đối với thụ tinh nhân tạo (IUI), quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong cơ thể người phụ nữ, giống với việc thụ thai tự nhiên. Trong khi với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), quá trình thụ tinh sẽ diễn ra bên ngoài cơ thể người phụ nữ.

Kỹ thuật IUI cho tỷ lệ thành công ở mức 15-20%, còn IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản có tỷ lệ thành công cao bậc nhất hiện nay, khoảng 60-65%. Tại IVF Tâm Anh, tỷ lệ này đang là 68,5%.

Giải oan cho thụ tinh ống nghiệm - Ảnh 2.

Tinh trùng và trứng được thụ tinh trong môi trường ống nghiệm nhờ kỹ thuật ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn)

2. IVF rất đau?

Tại bệnh viện Tâm Anh chú trọng phác đồ thân thiện, không lạm dụng thuốc, số mũi tiêm tối thiểu. Nhân viên tiêm được đào tạo bài bản về kỹ thuật tiêm giảm đau, thuốc bảo quản chuẩn chỉnh, giờ tiêm, phòng tiêm, sổ tiêm tiêu chuẩn.

Tại Tâm Anh có bác sĩ gây mê riêng đồng hành cùng người bệnh theo dõi sát suốt trong và sau thủ thuật. Quá trình chọc hút trứng có giảm đau, gây mê nên không cần lo lắng. Việc thăm khám, chuyển phôi chỉ nhẹ như khám phụ khoa.

3. Thuốc kích trứng gây quá kích buồng trứng?

Với phác đồ cá thể hóa, các bác sĩ sẽ tính toán phác đồ kích trứng phù hợp cho từng người bệnh để lượng trứng vừa phải (10 noãn so với trung bình 15-20) nhưng vẫn cho chất lượng tốt. Ngoài ra nhờ kỹ thuật đông phôi chuẩn hoặc chuyển phôi tươi chặt chẽ giúp giảm thiểu quá kích buồng trứng.

Các kỹ thuật này giúp hạn chế chi phí thực hiện IVF do phải điều trị quá kích buồng trứng, đảm bảo quá trình mang thai an toàn.

Giải oan cho thụ tinh ống nghiệm - Ảnh 3.

ThS.BS Giang Huỳnh Như (ngoài cùng bên trái) đang tiến hành chuyển phôi cho bệnh nhân hiếm muộn

4. IVF rất tốn kém?

Kinh phí là vấn đề nhiều vợ chồng hiếm muộn lo ngại, nhưng thực tế BVĐK Tâm Anh đã thực hiện nhiều ca kích trứng, tạo phôi, chuyển phôi thành công thuận lợi có mức phí chỉ 70-95 triệu đồng.

So với chi phí làm IVF ở Mỹ, tại Việt Nam chỉ bằng ⅙. Hiện có nhiều khách hàng người nước ngoài (Hà Lan, Séc, các quốc gia Đông Âu cũ, Nga, Mỹ, Nhật, Australia, New Zealand, Singapore, Lào, Nhật Bản và Việt kiều đến Tâm Anh thực hiện IVF do chi phí hợp lý, thủ tục nhanh gọn, hiệu quả cao.

5. Không biết đẻ mới phải làm IVF?

Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta có khoảng 14 triệu người mang gene bệnh tan máu bẩm sinh. Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra mắc phải bệnh này, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng. Tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh cao, do nhiều cặp vợ chồng mang gene bệnh mà không biết, nhất là khu vực miền núi.

9-13% người Việt Nam mang gen bệnh thalassemia và các bệnh lý do bất thường gen và nhiễm sắc thể có yếu tố di truyền… Việc thực hiện IVF không chỉ thực hiện với những trường hợp vô sinh hiếm muộn mà còn giúp thăm khám và xác định bất thường, sàng lọc chọn phôi tốt, loại bỏ mầm bệnh cho thế hệ tương lai.

6. Những đứa trẻ IVF không khỏe mạnh?

Thực tế chưa có bằng chứng nào khẳng định trẻ sinh ra bằng phương pháp IVF sức khỏe có vấn đề. Nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt khi so một em bé IVF và một em bé sinh tự nhiên. "Em bé IVF" đầu tiên trên thế giới đã 45 tuổi, đã lập gia đình và sinh con tự nhiên, hiện chưa phát hiện bất thường.

Thậm chí, những đứa trẻ IVF còn có cơ hội phát triển khỏe mạnh hơn nhờ phương pháp sàng lọc tiền làm tổ loại trừ những phôi lỗi gen hay có bất thường nhiễm sắc thể.

Giải oan cho thụ tinh ống nghiệm - Ảnh 4.

Giải oan cho thụ tinh ống nghiệm - Ảnh 5.

Em bé chào đời khỏe mạnh, bụ bẫm từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại IVF Tâm Anh

7. Lớn tuổi không thể làm IVF?

Thực tế tuổi càng cao dự trữ buồng trứng, chất lượng tinh trùng càng thấp đi. Tuy nhiên, với khoa học kĩ thuật hiện đại ngày nay phác đồ kích nhẹ buồng trứng có thể "gom góp" những quả trứng còn sót lại. Ngoài ra kỹ thuật trưởng thành trứng non cũng giúp những quả trứng lép trở nên hoàn hảo.

Ngoài ra nhờ kỹ thuật trữ noãn, đông tinh… giúp bảo tồn sinh sản cho nhiều đối tượng lớn tuổi. Tại BVĐK Tâm Anh ghi nhận trường hợp người phụ nữ 53 tuổi sinh con nhờ IVF.

8. Vô sinh chủ yếu do nữ giới?

Thực tế tỷ lệ vô sinh nam và nữ bằng nhau, trong đó vô sinh nam chiếm 40%, vô sinh nữ chiếm 40%, 10% nguyên nhân do cả hai và 10% chưa rõ nguyên nhân.

"Chiến lược "kiềng 3 chân" điều trị vô sinh nam - phòng Lab phôi học hiện đại - điều trị vô sinh nữ này đã góp phần giúp IVF Tâm Anh mang lại kỳ tích cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn", bác sĩ Thủy nói.

9. Nam giới không tinh trùng không thể có con "chính chủ"?

Tinh trùng là nhân tố quan trọng, đóng góp một nửa trong quá trình hình thành và phát triển của phôi thai. Tuy nhiên, không ít trường hợp nam giới vô sinh do không có tinh trùng trong tinh dịch. Với sự phát triển của y học hiện đại, vô sinh do không có tinh trùng có thể điều trị và giúp nam giới có thể thực hiện được ước mơ làm cha của mình.

Các kỹ thuật trích tinh trùng từ mào tinh và tinh hoàn kết hợp với kỹ thuật ICSI có thể giúp nam giới vô tình tìm thấy tinh trùng và có con chính chủ. Một số kỹ thuật trích tinh trùng hiện đại như: chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA), chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn qua da (TESA), vi phẫu trích tinh trùng từ mào tinh (MESA), mở bìu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE), vi phẫu tích mô tinh hoàn (micro-TESE) đều cho tiên lượng tốt trong việc điều trị vô sinh nam.

Giải oan cho thụ tinh ống nghiệm - Ảnh 6.

Nam giới vô sinh do không có tinh trùng được vi phẫu micro-TESE tìm tinh trùng làm IUI hoặc IVF

10. Bất thường tử cung không thể có con?

Tại IVF Tâm Anh có đội ngũ phẫu thuật viên buổi sáng chọc trứng, buổi chiều phẫu thuật. Những bất thường như tử cung dị dạng, tử cung vách ngăn, vách ngăn âm đạo, dính buồng tử cung, u xơ, lạc nội mạc tử cung, tụ dịch vết mổ… sẽ được phẫu thuật "sửa chữa" trước khi thực hiện IVF.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang