Cãi không có nghĩa là hỗn. Cãi đôi khi là lúc con thể hiện cá tính, quan điểm cá nhân của mình. Bố mẹ cần phải tôn trọng những điều đó.Vấn đề của bố mẹ là cần phải định hướng để con hiểu cãi như thế nào là theo chiều hướng tích cực. Cãi thế nào để thực sự phản biện một cách văn minh, lịch sự, tôn trọng người khác và để mọi người “tâm phục, khẩu phục”. Điều này hoàn toàn khác với việc cãi chày cãi cối, cãi cùn mà các cụ ta vẫn nói
Ảnh minh họa |
Từ tư duy phản biện của con, bố mẹ hãy luôn đồng hành, giúp con có những lý lẽ logic, bao gồm cả minh chứng, để thuyết phục người khác.Khi con cãi bướng, cha mẹ cần xem mức độ của lời nói như thế nào, có xúc phạm người khác hay không, từ đó có thể sử dụng biện pháp kỷ luật tích cực.
Ảnh minh họa |
Những đứa trẻ ít lời, không biết cãi thường ấp ủ những suy nghĩ phức tạp, sau này khi bước ra cuộc sống có thể gặp những biến cố không vượt qua được, dẫn đến trầm cảm.Vì thế hãy để con được cãi, hãy dạy con cách bảo vệ quan điểm cá nhân của mình một cách tích cực. Người lớn không phải lúc nào cũng đúng và trẻ em khi cãi không có nghĩa là biểu hiện của hỗn láo. Một đứa trẻ khi được thương yêu, tôn trọng và khuyến khích tư duy sống trong mọi hoàn cảnh thì sẽ có khả năng hoàn thiện bản thân tốt hơn trong tương lai.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.