Ho là bệnh lý ở đường hô hấp phổ biến thường gặp khi mọi người bị cảm cúm, cảm lạnh,... Tuy nhiên, nhiều người ho vào ban đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, mất tập trung khi làm việc vào ngày hôm sau, gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bác sĩ gia đình sẽ chỉ cho mọi người bệnh một số mẹo để giảm ho về đêm hiệu quả.
8 cách để giảm cơn ho về đêm hiệu quả
1. Uống nước mật ong ấm
Để giảm ho vào ban đêm, mọi người có thể uống nước mật ong ấm. Một cốc mật ong ấm nóng có thể làm dịu cổ họng, làm ẩm phổi, giảm kích ứng đường hô hấp và làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp. Tuy nhiên, không nên cho trẻ em dưới một tuổi uống mật ong để tránh gây ra tình trạng ngộ độc ở trẻ nhỏ.
Ảnh minh họa: Pha mật ong với nước ấm giúp cải thiện tình trạng ho
2. Dùng nước muối sinh lý xịt mũi
Sử dụng nước muối sinh lý xịt mũi có thể làm giảm tình trạng khô, làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, giảm sự xuất hiện của các chất kích ứng và dị nguyên trong mũi, giúp giảm tình trạng ho về đêm rất hiệu quả.
3. Súc miệng bằng nước muối ấm trước khi ngủ
Súc miệng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ có tác dụng giảm đau họng và tiêu viêm, loại bỏ chất nhầy trong cổ họng và giảm ho cho người bệnh. Nếu bạn bị ho thường xuyên thì có thể thử súc miệng bằng nước muối nhiều lần trước khi đi ngủ để xem tình trạng ho vào ban đêm có được cải thiện hay không.
4. Sử dụng máy làm ẩm không khí
Vào ban đêm, đặc biệt là đêm mùa đông, nhiệt độ giảm xuống, không khí hanh khô khiến tình trạng ho vào ban đêm diễn ra thường xuyên hơn. Lúc này, mọi người có thể sử dụng máy tạo độ ẩm tại nhà để tăng độ ẩm không khí giúp cải thiện hiện tượng ho về đêm. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm có thể làm dịu cơn khó chịu ở cổ họng nhưng cần đảm bảo độ ẩm phù hợp. Mọi người điều chỉnh máy sao cho độ ẩm trong phòng luôn ở mức 30-50%, sử dụng nước tinh khiết cho máy và thay nước hàng ngày. Ngoài ra, mọi người cũng nên thường xuyên vệ sinh lau chùi trong và ngoài máy định kỳ, khoảng 3-4 ngày/lần.
5. Điều trị bằng thuốc ho
Khi các triệu chứng ho về đêm nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường, mọi người có thể cân nhắc dùng một số loại thuốc không kê đơn ví dụ như thuốc ho và thuốc long đờm. Uống thuốc ho có thể ngăn ngừa triệu chứng ho một cách hiệu quả. Uống thuốc long đờm có thể làm loãng đờm trong phổi và giúp tan đờm dễ dàng hơn.
6. Nâng cao đầu khi ngủ
Khi nằm xuống, chất dịch nhầy từ mũi có thể chảy xuống cổ họng nhiều hơn, gây vướng họng và sinh ra các cơn ho về đêm và sáng. Vì thế, mọi người có thể cân nhắc kê thêm gối để nâng cao phần đầu khi ngủ. Làm như vậy sẽ giúp mọi người dễ thở hơn, giảm các cơn ho về đêm và giúp ngủ ngon hơn.
7. Loại bỏ các chất gây kích ứng
Nguyên nhân gây ra ho cũng có thể đến từ các chất gây kích ứng cổ họng ví dụ như nấm mốc, bụi bẩn và lông của vật nuôi. Do đó, để giảm tình trạng ho vào ban đêm, mọi người nên vệ sinh phòng ốc thường xuyên. Mỗi tuần nên hút sạch bụi bằng máy hút bụi khoảng 2 lần. Lau chùi sạch sẽ bề mặt của bàn, ghế và các vật dụng trong phòng. Thường xuyên giặt chăn, ga, gối, đệm và phơi dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn bám trên chăn, ga.
Ảnh minh họa: Dọn dẹp phòng ngủ để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng
8. Bỏ thuốc lá
Thuốc lá là một trong những tác nhân gây ra tình trạng ho do khói thuốc chứa nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và phổi. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên hút thuốc thì cai thuốc lá là cách cơ bản nhất để giảm ho về đêm.
Trên đây là một số cách giảm tình trạng ho về đêm hiệu quả, mọi người có thể cân nhắc áp dụng để làm giảm triệu chứng ho. Tuy nhiên, nếu tự điều trị không khỏi mọi người cũng nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân và điều trị dứt điểm, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: Bác sĩ gia đình TQ
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/ho-dai-dang-ve-dem-met-moi-vo-cung-ap-dung-ngay-8-meo-de-cham-dut-tinh-trang-ho-dem-161221501211209311.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.