Học bố mẹ Nhật cách dạy con tư duy từ sớm

(lamchame.vn) - Theo nhiều kết quả nghiên cứu, giai đoạn từ 0-3 tuổi là thời điểm cực kỳ quan trọng trong việc hình thành trí tuệ ở mỗi người. Vì vậy, việc bố mẹ dạy con tư duy từ sớm sẽ giúp con phát triển trí não toàn diện.

Những nền tảng cơ bản của trí tuệ như cảm xúc, ngôn ngữ, khả năng tư duy logic…đều được hình thành trong giai đoạn này. Trẻ vừa sinh ra đều có khả năng tiếp thu như nhau đối với mọi ngôn ngữ. Càng tiếp xúc với môi trường giao tiếp bằng lời nói của người lớn, bé càng sớm phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Phương pháp phát triển tư duy đúng, sẽ kích thích tiềm năng ẩn sẵn trong trẻ và cho trẻ có cơ hội phát triển bản thân tốt nhất. Dưới đây là những phương pháp giúp con phát triển tư duy rất thành công của các ông bố bà mẹ tại Nhật Bản:

 

1. Dạy trẻ biết chơi thông minh

Vào thời kì này, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển tư duy thông minh là hữu ích và quan trọng nhất. Càng chơi nhiều những trò chơi tư duy, trẻ sẽ càng suy nghĩ tìm tòi. Điều này khiến cho trẻ có thể trở thành người có chỉ số thông minh cao và tư duy sáng tạo.

2. Chọn đồ chơi thích hợp

Đến tuổi này, đồ chơi của bé không chỉ đơn thuần là đồ chơi nhấn nút, phát nhạc hay những chiếc ô tô, con vật…chạy bằng pin nữa. Mà đòi hỏi cần phải có những đồ chơi thông minh, phù hợp hơn. Đồ chơi thích hợp cho độ tuổi này là những món đồ chơi mà trẻ phải tự suy nghĩ. Hoặc tự lắp ghép và tìm ra những chi tiết thú vị như: ghép hình, lắp ráp mô hình,… Đây là loại đồ chơi rất bổ ích với các bé, vừa tăng khả năng sáng tạo, tư duy vừa cuốn hút làm các bé thích thú.

 

4. Vừa chơi vừa học

Trong giai đoạn này không chỉ tư duy não bộ của trẻ phát triển. Mà khả năng tư duy của bé qua việc điều khiển các giác quan cũng có sự vượt trội, ít nhất là so với những giai đoạn trước. Bố mẹ có thể hướng dẫn bé những động tác đơn giản, sau đó phát triển độ khó lên dần với việc dùng đầu ngón tay nhiều hơn.

Bố mẹ có thể cho con chơi gấp giấy, dùng kéo cắt, dán giấy bằng hồ dán, dạy trẻ cách thắt nút, cài khuy áo, buộc dây giày... Tất cả những việc này sẽ không chỉ có tác dụng rèn luyện sự khéo léo, kỹ năng sống cho trẻ mà nó còn thúc đẩy khả năng suy nghĩ và tư duy của trẻ.

Những bé không điều khiển tay thuần thục và khéo léo, thì tương lai sẽ trở thành người vụng về và không phát triển hết khả năng tư duy được. Đồng thời, mẹ cũng cần dạy cho trẻ nhiều kỹ năng khác, ví dụ như tự cầm đũa ăn, tự cởi quần áo hoặc dạy bé thêm một số động tác như đạp xe 3 bánh, vẽ tranh, bơi lội, chơi nhạc cụ… 

5. Nói chuyện với trẻ nhiều hơn

Theo người Nhật, phương pháp rất đơn giản để dạy trẻ tư duy thông minh chính là tăng khả năng ngôn ngữ của bé nhờ cách nói chuyện. Xét về tâm lý học, đối với trẻ giọng nói của mẹ là thân thiết và dễ gây ấn tượng sâu đậm do đó dễ thu hút trí não trẻ hơn. Người ta nói rằng, trẻ 3 tuổi thường nói nhiều và đang trong thời kì phát triển ngôn ngữ vô cùng nhanh và trong cả cuộc đời thì đây là thời kì trẻ có khả năng ghi nhớ từ nhiều nhất nên bố mẹ càng dạy con nhiều từ càng tốt.

Điều quan trọng là bố mẹ phải coi con như một người bạn và nói chuyện nghiêm túc với con. Thay vì yêu cầu trẻ làm một việc gì đó, bố mẹ hãy nói rõ nguyên nhân và vì sao phải làm như vậy. Bên cạnh việc trò chuyện, bố mẹ hãy đọc sách truyện cho con nghe. Bé sẽ hứng thú và học thêm nhiều kiến thức mới thông qua mỗi câu chuyện.

 

6. Hỗ trợ trẻ 50% những công việc cá nhân

Đây là một trong những đặc biệt trong cách dạy con của người Nhật. Không làm giúp trẻ nhưng hỗ trợ trẻ tự làm. Ở những giai đoạn trước, 2-3 tuổi bố mẹ đã có thể dạy bé tự làm những công việc cá nhân như đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh, …Khi lớn hơn một chút, bé sẽ thích tự mình làm và muốn được bố mẹ công nhận và chứng tỏ khả năng của bản thân.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang