Không phải cơm rượu, bánh ú, đây là món bánh không thể nào thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc

Những năm gần đây, món bánh bá trạng trở nên phổ biến hơn trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của nhiều gia đình tại nhiều nơi ở nước ta. Đây là món bánh làm từ gạo nếp, là món ăn truyền thống của người Trung Quốc vào ngày Tết Đoan ngọ.

Tết Đoan ngọ hoặc Tết Đoan dương, trùng vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là một ngày Tết truyền thống phổ biến ở những nước Đông Nam Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc. Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được hiểu là Tết diệt sâu bọ.

Không phải cơm rượu, bánh ú, đây là món bánh không thể nào thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 1.

Những món ăn quen thuộc trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người Việt. (Ảnh: Internet)

Truyền thuyết kể rằng, xa xưa, vào một mùa vụ nọ, nông dân trúng mùa, cây trái trĩu quả. Tuy nhiên, không biết từ đâu sâu bọ lại kéo đến dày đặc, ăn hết cây trái trong vườn. Đang đau đầu, không biết làm cách nào để giải quyết được hết số sâu bọ này thì bỗng nhiên một ông lão tên Đôi Truân xuất hiện.

Ông đã hướng dẫn người dân lập đàn cúng với lễ vật đơn giản, chỉ gồm bánh tro, trái cây. Cúng xong rồi, người dân cần ra trước nhà vận động cơ thể. Chỉ vậy thôi mà sâu bọ bỏ đi hết thật, chẳng còn con nào ở lại. Ông Đôi Truân giải thích, đây chính là mùa sâu bọ mạnh và hung hăng nhất, mỗi năm cứ làm theo ông dặn thì sẽ diệt được hết sâu bọ. Lòng mừng rỡ vì đã đuổi được hết sâu bọ, dân tình chưa kịp cảm ơn ông thì ông đã đi mất. Và cũng từ đó, dân gian vẫn hay gọi ngày này là Tết diệt sâu bọ hay Tết Đoan Ngọ và cúng vào giữa giờ Ngọ (“đoan” được hiểu là mở đầu, còn “ngọ” là canh giờ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều).

Cho đến nay, tập tục cúng Tết Đoan Ngọ vẫn còn được giữ gìn ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước bởi đây là một dịp quan trọng, vừa để gia đình sum họp, vừa mong diệt hết sâu bọ vào thời gian chúng hoành hành dữ dội nhất. Thông thường, những món được ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ gồm những món như cơm rượu, bánh ú tro, chè trôi nước. Tuy nhiên, còn có 1 loại bánh quan trọng không kém cũng xuất hiện trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Hoa sinh sống ở Việt Nam. Đó chính là món bánh bá trạng.

Không phải cơm rượu, bánh ú, đây là món bánh không thể nào thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 2.

Bánh bá trạng (Ảnh: Internet)

Những năm gần đây, món bánh bá trạng trở nên phổ biến hơn trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của nhiều gia đình tại nhiều nơi ở nước ta. Đây là món bánh làm từ gạo nếp, là món ăn truyền thống của người Trung Quốc vào ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh được nhồi nhiều loại nhân khác nhau, sau đó được gói trong lá rồi nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp.

Nếu như ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ có nguồn gốc như đã đề cập đến ở trên thì ở Trung Quốc, ngày này lại là ngày để kỷ niệm cái chết của Khuất Nguyên - một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, người nước Sở thời kì Chiến quốc. Ông là một nhà thơ yêu nước nhưng những cố gắng của ông để cảnh báo vua về sự bành trướng của nước láng giềng đều bất thành. Khi nước Sở bị tướng quân Bạch Khởi của nước Tần đưa quân vào chiếm đóng (năm 278 trước Công Nguyên), Khuất Nguyên vì quá đau buồn nên đã trầm mình xuống sông Mịch La tự vẫn.

Theo truyền thuyết được kể lại, sau khi ông mất, người dân đã thả những túi gạo xuống sông để ngăn không cho cá, tôm ăn thi thể của ông. Tuy nhiên, một ngư dân sau đó đã mơ thấy Khuất Nguyên nói với anh rằng những con rồng đã ăn hết các túi gạo đó rồi. Từ đó, người dân đã gói gạo trong lá cây thuộc họ xoan và cột bằng những sợi chỉ nhiều màu sắc. Sau đó, họ chèo thuyền trên sông và ném những gói gạo trên xuống sông vào ngày thứ 5 tháng 5 âm lịch, ngày mất của Khuất Nguyên. Họ tin rằng hình dạng có những chóp nhọn của bánh khi được thả xuống sông sẽ giúp giữ gìn thi thể của Khuất Nguyên được nguyên vẹn.

Nhìn vào bề ngoài, bánh bá trạng trông khá giống bánh ú - loại bánh chúng ta vẫn hay dùng vào mỗi dịp Tết Đoan ngọ. Tuy nhiên, nguyên liệu để làm nên món bánh này lại hoàn toàn khác. Bánh bá trạng có thể được gói bằng lá tre, lá sen, lá chuối… mỗi loại lá sẽ mang đến hương thơm, mùi vị riêng cho chiếc bánh. Từ miền Nam đến miền Bắc Trung Quốc, nguyên liệu làm nên món bánh này cũng khác nhưng gạo sử dụng cho bánh bá trạng luôn sử dụng gạo nếp. Tùy theo khu vực, gạo có thể được làm chín trước bằng cách rang trên bếp hay ngâm trong nước trước khi sử dụng. Nhìn chung, ngoài gạo nếp, bánh bá trạng còn có các thành phần chín như trứng vịt muối, thịt heo, khoai sọ, thịt heo băm nhỏ hoặc thịt gà, lạp xưởng, mỡ heo, nấm.

Không phải cơm rượu, bánh ú, đây là món bánh không thể nào thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 3.

Nhìn vào bề ngoài, bánh bá trạng trông khá giống bánh ú - loại bánh chúng ta vẫn hay dùng vào mỗi dịp Tết Đoan ngọ nhưng nguyên liệu lại hoàn toàn khác. (Ảnh: Internet)

Không phải cơm rượu, bánh ú, đây là món bánh không thể nào thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 4.

Cách thức gói bánh cũng khá đa dạng. Bên cạnh hình dáng tam giác có chóp nhọn như thông thường, bánh cũng được gói theo hình chữ nhật. Gói bánh bá trạng ở Trung Quốc được xem như một bí quyết của gia đình, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và cả công thức làm bánh cũng vậy. Mỗi năm, cứ vào dịp Tết Đoan ngọ, người Trung Quốc vẫn có tập tục cả nhà cùng quây quần bên nhau để gói bánh bá trạng.

Ở Bắc Kinh, bánh thường được nhồi với táo đỏ jujube khô hay đã được tẩm đường. Nhưng sự đa dạng trong nhân bánh lại thấy rõ ở khu vực phía nam sông Dương Tử. Không chỉ là những quả táo jujube, người ta còn cho thêm thịt giăm bông, lòng đỏ trứng muối, hạt dẻ, nấm, thịt lợn nướng và đậu đỏ được quết nhuyễn. Một vài nơi của tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến, người ta thường ngâm nếp trong nước có kiềm, giúp gạo có màu mật ong, kết cấu mềm hơn.

Người dân ở tỉnh Tứ Xuyên làm bánh bá trạng cay với bột ớt và thịt lợn, còn người dân Tô Châu, Giang Tô lại cho một lát mỡ lợn vào trong bánh để bánh có hương thơm đặc biệt. Ở Hải Nam, bánh bá trạng được gói bằng lá chuối, cũng có nơi gói bằng lá tre, nấm khô. Nhưng bánh bá trạng nổi tiếng nhất là bánh do người dân ở Hồ Châu, Gia Hưng của tỉnh Chiết Giang làm và nó đã trở thành tiêu chuẩn bánh của cả nước Trung Quốc.

Không phải cơm rượu, bánh ú, đây là món bánh không thể nào thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 5.

Không phải cơm rượu, bánh ú, đây là món bánh không thể nào thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 6.

(Ảnh: Internet)

Không phải cơm rượu, bánh ú, đây là món bánh không thể nào thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 7.

Không phải cơm rượu, bánh ú, đây là món bánh không thể nào thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 8.

Một cách gói bánh bá trạng khác ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Ở Hồ Châu, bánh bá trạng mặn được làm từ thịt heo tươi ướp nước tương, còn bánh bá trạng ngọt lại làm từ táo đỏ jujube hay hỗn hợp đậu đỏ được quết nhuyễn. Nhìn chung, bánh bá trạng được nhồi thịt heo là rất phổ biến. Thịt sẽ được ướp với đường, muối, nước tương, rượu baijiu để thịt đậm đà hương vị hơn. Sau đó, người ta sẽ gói bánh trong lá tre rồi hấp lên.

Theo Helino

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang