Ung thư dạ dày là khối u ác tính xuất phát từ biểu mô niêm mạc dạ dày. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở Việt Nam luôn nằm trong top 3 những bệnh ung thư phổ biến nhất (bên cạnh ung thư gan và phổi). Đáng lưu ý, nhiều năm gần đây tại nhiều cơ sở ung bướu đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc ung thư dạ dày còn rất trẻ.
Đại đa số ung thư dạ dày là ung thư biểu mô tuyến không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, hoặc các triệu chứng không đặc biệt như khó chịu vùng thượng vị và nấc cụt, hoặc có dấu hiệu dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày, loét dạ dày thông thường, do đó bệnh thường xuyên bị bỏ qua.
Thực tế, ung thư dạ dày không phải là không có lời cảnh báo rõ ràng, khi cơ thể xuất hiện 2 bộ phận này "bốc mùi" nghĩa là dạ dày đang lên tiếng "kêu cứu", một quyết định đúng đắn của bạn vào thời điểm này cũng có thể kéo dài thời gian sống.
2 bộ phận này "bốc mùi" thì 80% đã mắc bệnh ung thư dạ dày
Đó chính là mùi hôi miệng và mùi cơ thể.
Thực phẩm của chúng ta khi đi vào cơ thể ngoài dinh dưỡng ra thì cũng có chứa nhiều độc tố cần được chức năng tiêu hóa cùng gan và thận đào thải ra ngoài. Nhưng khi dạ dày gặp trục trặc thì chất độc đó sẽ không kịp thời vận chuyển đến gan, thận gây tích tụ trong cơ thể quá lâu. Phần thức ăn đang tiêu hóa dở đó có thể bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và gây hôi miệng, gây ra mùi cơ thể.
Một lý do nữa khiến ung thư dạ dày gây hôi miệng đó chính là do bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). HP không chỉ ký sinh trong khoang miệng, mà còn ký sinh trong niêm mạc dạ dày, thường gây ra mùi hôi miệng.
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, cảm giác thèm ăn của người bệnh giảm đi rõ rệt, trọng lượng cơ thể bị sụt giảm nhanh chóng. Thậm chí sau khi ăn chúng ta sẽ cảm thấy rất khó chịu, cảm thấy chướng bụng, buồn nôn. Ngoài do gen di truyền, ung thư dạ dày còn do thói quen ăn uống kém khoa học, do căng thẳng quá mức hoặc là do tiêu thụ quá nhiều rượu.
4 thực phẩm nên tăng cường để làm sạch dạ dày, phòng chống bệnh ung thư
1. Cải thảo
Cải thảo là một loại rau xanh rất giàu phytocides. Nó có thể ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori, giúp làm sạch môi trường dạ dày. Đồng thời chứa các khoáng chất có thể giúp sửa chữa niêm mạc dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa và phòng ngừa ung thư.
2. Mật ong
Mật ong không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn có tính diệt khuẩn mạnh, có tác dụng làm giảm vi khuẩn trong dạ dày, đồng thời giúp phục hồi niêm mạc dạ dày. Ăn thường xuyên mật ong cũng có thể ức chế hoạt động của Helicobacter pylori, làm chậm tốc độ phát triển của nó, bảo vệ dạ dày tốt hơn.
3. Bắp cải
Bắp cải có chứa đầy chất xơ không hòa tan có lợi cho đường ruột, một loại carbohydrate không thể bị phân hủy trong ruột. Chất xơ không hòa tan giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy nhu động ruột hoạt động thường xuyên.
Lượng chất xơ thô của bắp cải còn có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ của dạ dày và ruột. Do đó, ăn bắp cải có thể tốt cho dạ dày và tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa táo bón.
4. Đậu bắp
Trong y học cổ truyền, quả đậu bắp non được sử dụng như một vị thuốc chữa viêm dạ dày. Chất nhầy trong đậu bắp được cho rằng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét. Còn trong y học hiện đại, đậu bắp rất giàu vitamin C và chất xơ hòa tan, đồng thời chất nhầy bên trong đậu bắp chứa một lượng lớn các chất arabinan, galactan, rhamnose, protein… giúp tăng cường tiêu hóa, chữa viêm dạ dày, loét dạ dày, sau khi ăn vào còn có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày.
Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/khong-phan-biet-la-nam-hay-nu-chi-can-2-bo-phan-nay-boc-mui-thi-80-da-mac-benh-ung-thu-da-day-can-tang-cuong-4-mon-de-da-day-sach-khoe-222022201185741948.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.