Mách bạn cách vệ sinh mũ bảo hiểm "chuẩn" nhất

(lamchame.vn) - Mũ bảo hiểm bốc mùi hôi hám là vấn đề mà phần lớn những người đi xe máy đều từng đối mặt. Do vậy, không ít người đã phải "vắt tay lên trán" để nghĩ cách vệ sinh mũ bảo hiểm từ trong ra ngoài sao cho thật sạch sẽ mà không gây hư hỏng.

Đừng lo lắng, hãy làm theo những cách sau, bạn sẽ tống khứ bụi bẩn và mùi hôi bám trụ lâu ngày trên mũ bảo hiểm.

Bước 1:Bạn phải học cách tháo lắp các phần trên mũ của mình khi mua mũ.

Bước 2:Tháo rời từng phần có thể tháo trên mũ (Kính, bảo vệ mũi, đệm má).

Bước 3:Cho dầu gội ra thau và hòa tan bằng nước sạch. Bạn nên sử dụng dầu gội đầu, nó sẽ tốt cho sức khỏe và cho mũ, tránh những loại có nhiều chất tẩy rửa như nước rửa chén, xà bông giặt đồ.

Bước 4: Dùng vòi xịt vào mũ để giảm bớt bụi bẩn.

Bước 5: Ngâm mũ trong thau nước xà phòng vừa pha để loại bỏ bụi bẩn ám bên trong lớp mút.

Bước 6: Dùng tay bóp nhẹ các phần mút xốp bên trong mũ để xà phòng phát huy tác dụng.

 

Bước 7: Rửa mũ lại bằng nước sạch..

Bước 8: Phơi mũ ráo nước ở những nơi khô ráo và có ánh nắng mặt trời.

Bạn cần lưu ý:

1. Bạn sẽ tiếc hùi hụi nếu vô ý làm trầy xước bề mặt kính chắn gió hay lớp sơn phủ ngoài của những mũ bảo hiểm xe máy, mô tô đắt tiền. Thế nên có một số dụng cụ được các chuyên gia khuyến cáo dùng khi vệ sinh mũ bảo hiểm như: bàn chải đánh răng, bàn chải loại mềm, tăm bông, bọt biển, chất làm sạch và một miếng vải mềm.

2. Khi tháo rời những chi tiết trên mũ để vệ sinh, chúng ta cần xem kỹ hướng dẫn nhà sản xuất mũ bảo hiểm, và chỉ nên tháo khi cần thiết, tránh dùng lực và những dụng cụ cứng để tháo, dễ gây hư hỏng ở những chi tiết nhỏ, quan trọng.

3. Sau khi tháo rời các chi tiết như: đệm má, miếng lọc bụi, tấm ốp sườn, kính chắn gió… bạn có thể ngâm chúng vào chậu nước ấm, làm mềm một số vết bám bẩn cứng đầu lâu ngày.

4. Lưu ý lót khăn sạch bên dưới đáy chậu, tránh làm trầy lớp sơn phủ bên ngoài do dân môtô chọn mua mũ bảo hiểm đắt tiền không chỉ ở chất lượng mà còn bởi màu sắc, hoa văn của lớp sơn phủ ngoài.

5. Sau đó cho một lượng sữa tắm, dầu gội em bé vào chậu ngâm để khử trùng và làm thơm. Không sử dụng dung dịch amoniac, cồn hay dầu gội có chất gây dị ứng da đầu hoặc có độ sát khuẩn cao.

6. Cọ rửa các chi tiết và mũ bằng bọt biển, khăn xoa và bàn chải mềm. Dùng tăm bông để vệ sinh lỗ thông gió. Vệ sinh kính chắn gió nhẹ nhàng bằng vải chuyên dụng. Sau đó để ráo nước, riêng kính chắn gió bôi thêm lớp chống sương mù.

7. Lau sạch bề mặt ngoài mũ bằng khăn mềm. Sau khi mũ khô hoàn toàn, có thể sử dụng loại sáp chuyên dụng hay chất đánh bóng xe đạp để làm bóng và sáng mũ.

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang