Mách mẹ cách phòng tránh và xử trí tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị hăm tã

(lamchame.vn) - Hăm tã là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh bởi trong thời gian đoạn này làn da của bé rất mỏng manh va nhạy cảm. Mặc dù hăm không quá nguy hiểm và khó chữa trị nhưng lại khiến trẻ vô cùng khó chịu, quấy khóc...

Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì?

Hăm tã là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là ở các bé đóng bỉm khi vùng háng, mông bị nổi mẩn, đỏ, có thể nứt nẻ, bong tróc da hoặc mưng mủ ở khu vực bị hăm.

 

Ảnh minh họa


Khi trẻ sơ sinh bị hăm tã mẹ sẽ thấy có những dấu hiệu sau:

- Bé tỏ ra bứt rứt, khó chịu, quấy khóc.

- Phần da tiếp xúc với tã bị mẩn đỏ, sưng, loét...

- Bé tỏ ra khó chịu, giãy đạp mỗi lần thay tã hoặc lau vùng mặc tã...

Nguyên nhân bé sơ sinh bị hăm tã

- Tã không được thay liên tục khiến cho nước tiểu và phân của bé đọng lại ở khu vực này lâu

- Với các bé dùng tã giấy có thể không hợp với loại tã giấy được sử dụng. Với bé dùng tã vải có thể da bé bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt, nước xả, nước tẩy.

- Bé bị tiêu chảy, số lần đi tiêu nhiều khiến cho khu vực hậu môn, mông, háng của bé thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt.

- Có thể bé bị dị ứng với khăn ướt, giấy ướt... sử dụng để vệ sinh cho bé.

Phòng chống hăm tã cho trẻ sơ sinh

Bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh có thể khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc. Tuy nhiên bệnh có thể dễ dàng phòng tránh được nếu mẹ thực hiện đúng những nguyên tắc về vệ sinh và sử dụng tã, bỉm cho trẻ như sau:

- Kiểm tra để thay tã lót thường xuyên cho bé.

- Rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé.

- Vệ sinh tay chân sạch sẽ

- Sau mỗi lần tắm hoặc thay tã cho bé nên dùng khăn mềm thấm khô cơ thể cũng như vùng đóng tã.

- Hiện nay việc sử dụng tã giấy đang khá phổ biến bởi tính tiện dụng và sạch sẽ cho bé cũng như người chăm sóc. Do vậy, khi lựa chọn tã giấy mẹ nên chọn loại thấm hút tốt, mềm mại và nên cho bé mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng đóng tã được thông thoáng, dễ chịu.

- Nên chọn các loại tã có thương hiệu, uy tín tránh mua hàng trôi nổi, không rõ xuất xứ.

- Có thể hạn chế việc sử dụng các loại khăn ướt đóng gói sẵn mà thay vào đó nên sử dụng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh cho bé.

- Hạn chế đóng tã/bỉm cho bé nếu có thể.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm tã

Khi bé đa bị hăm tã ngoài việc tiếp tục áp dụng các biện pháp chống hăm cho bé mẹ nên ưu tiên cho bé sử dụng các bài thuốc dân gian trị hăm tã như: Sử dụng nước đun sôi để nguội của lá khế, lá trà xanh, lá trầu không, cây mã đề, búp ổi non, cây cỏ sữa để vệ sinh phần thân dưới cho bé sau mỗi lần bé tiêu, tiểu. Lưu ý các loại lá sử dụng nấu nước rửa cho bé cần được rửa sạch sẽ trước khi đun.

Khi bé bị hăm mẹ không nên bôi phấn rôm vào khu vực bị hăm bởi phấn rôm sẽ làm bít các lỗ chân lông khiến vùng da bị hăm không được khô thoáng.

Việc bôi kem chống hăm, trị hăm 1 lớp quá dày cũng sẽ làm cho lỗ chân lông không được thông thoáng cũng có thể gây nên hăm tã.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống hăm cũng như trị hăm tã cho bé với nhiều dạng khác nhau như: dạng nước, gel, bột... Tuy nhiên mẹ không nên tự ý sử dụng tùy tiện cho bé. Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chyên khoa nhi để tránh việc dị ứng thuốc có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng, dai dẳng hơn.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày mặc dù đã áp dụng các biện pháp trên không khỏi; trẻ bị sốt tren 38 độ, vùng da hăm có khuynh hướng lan rộng, mưng mủ... cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện.

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang