Nếu người đối diện đang mất bình tĩnh, cáu bẳn hoặc giận dữ, bạn có thể xoa dịu hoặc khiến họ phải thay đổi thái độ bằng cách mẹo tâm lý dưới đây.
Thể hiện sự thấu hiểu và lắng nghe
Để xoa dịu không khí căng thẳng và khiến người đối diện bình tĩnh hơn, bạn cần có sự đồng cảm. Hãy động viên họ rằng: "Đúng là không dễ dàng với cậu”. Ví dụ, nếu đồng nghiệp của bạn đau đầu về công việc mới, hãy nói: “Làm quản lý của một công ty lớn như vậy hẳn không dễ dàng gì”. Không nên chỉ nói là “Tôi hiểu”, có một cách tốt hơn lànói: “Kể tôi nghe đi” để giúp người đó giải tỏa nỗi lòng.
Cách nói với người phách lối
Khi bị ai đó thúc ép làm gì, bạn nên suy nghĩ để đưa quyết định hay cách giải quyết công việc tốt nhất. Thay vì né tránh sự thúc giục, nóng nảy của người kia hay ngay lập tức gạt vấn đề của họ qua một bên, bạn nên nói: “Tôi cần thời gian để suy nghĩ về vấn đề này, chắc hẳn bạn không muốn tôi mắc sai lầm chứ?”.
Tỏ ra vui vẻ khi ai đó hét vào mặt bạn
Đó có thể là sếp của bạn, nhưng hãy nhớ rằng không ai có quyền đối xử tệ với bạn. Hãy nói rõ rằng bạn sẽ chỉ nói chuyện khi họ đã bình tĩnh và hãy cư xử lịch sự. Có thể nói: "Tôi hiểu là anh đang rất bực, nhưng tôi không muốn anh cứ quát lên như vậy".
Đừng nói "xin lỗi, nhưng..."
Thay vì nói “Xin lỗi, nhưng...”, hãy nói rằng bạn sẵn sàng thảo luận về mọi thứ. Đổ lỗi không phải là giải pháp, bạn nên tìm ra cách nói mang tính xây dựng, ví dụ: “Anh nói đúng. Tôi sẵn sàng thảo luận về sai lầm của mình mà không phải cãi nhau như thế”.
Tránh xa kẻ hung hăng
Những người đang quá nóng giận có thể nói rằng bạn thật ngu ngốc và dẫn đến cãi vã nếu bạn đáp lại bằng thái độ bực tức tương tự. Bạn có thể nói: “Nếu anh còn như thế, tôi sẽ không nói chuyện nữa. Tôi cần có sự tôn trọng và anh cũng thế đúng không?".
Tỏ ra hài hước
Hàng xóm của bạn khá thô lỗ và lúc nào cũng phàn nàn về nhà bạn. Lần sau, hãy cố gắng mỉm cười và pha trò: "Tôi có ngốc đâu mà làm thế, tôi chỉ đang tiết kiệm năng lượng của mình thôi!”. Tuy nhiên, bạn phải nói thật khéo léo để người đối diện không nghĩ mình bị mỉa mai.
Yêu cầu tôn trọng
Nếu có một người luôn chỉ trích mọi thứ, kể cả bạn và bạn cảm thấy như mình đã làm đủ, việc la mắng sẽ không giúp ích được gì. Trước tiên, hãy gọi tên của người đó, yêu cầu tạm dừng và hỏi: “Bạn có thể tôn trọng cảm xúc của tôi không?".
Hỏi xem họ có cần bạn giúp không
Nếu có một người cảm thấy lo lắng, bực bội quá mức, đừng cố đưa ra bất kỳ lời khuyên nào cho họ. Tốt hơn bạn nên hỏi: "Tôi có thể giúp gì cho bạn không?".
Cách nói để thỏa hiệp
Để thỏa hiệp với một đồng nghiệp, hãy nói về cả hai bạn. Sử dụng cụm từ “Cả hai chúng ta cần phải làm” để thể hiện rằng bạn muốn chia sẻ trách nhiệm và không đổ lỗi chỉ cho một người. Ví dụ, nếu bạn đang thảo luận với đồng nghiệp về việc một phần nhiệm vụ của anh ta không được hoàn thành tốt, bạn có thể nói: “Cả hai chúng ta cần cố gắng hết sức để có được kết quả tốt”. Cách nói này cũng hiệu quả trong các mối quan hệ riêng tư khác.
Đề nghị tạm dừng khi không thể thống nhất
Bạn vẫn bình tĩnh, thẳng thắn và không đổ lỗi nhưng người kia vẫn cư xử như một đứa trẻ hư. Trong trường hợp đó, hãy dừng cuộc nói chuyện, đợi đến ngày mai hoặc thậm chí tuần sau. Bạn có thể nói: "Vì chúng ta không thể thống nhất và tìm ra giải pháp, chúng ta có thể tiếp tục cuộc nói chuyện vào một ngày khác để nghĩ ra các lựa chọn tốt hơn".
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.