Mẹo tiết kiệm giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại, tương lai không cần lo cơm áo gạo tiền

Tiết kiệm hay không đều là sự lựa chọn của bạn. Tiết kiệm chắc chắn sẽ mang đến một vài khó khăn và áp lực trong thời gian đầu, thế nhưng nó chính là một nguồn đầu tư cho tương lai cực kỳ đáng giá.

Con người chúng ta ai cũng mong muốn bản thân có cuộc sống thoải mái và dư dả. Để đạt đến giai đoạn "mua sắm không cần nhìn giá" thì đòi hỏi bạn phải nỗ lực rất nhiều.

Thế nhưng, cho dù bạn có bao nhiều tiền đi chăng nữa mà không biết cách quản lý và tiết kiệm tài chính thì cuối cùng cũng "tán gia bại sản" mà thôi. Để cuộc sống trở nên giàu có và thoải mái hơn, bạn bắt buộc phải học được 4 kỹ năng sau đây:

1. "Cưỡng chế" tiết kiệm

Mẹo tiết kiệm giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại, tương lai không cần phải lo lắng về cơm áo gạo tiền - Ảnh 1.
 

Một tiền đề của quản lý tài chính là phải có tài chính trước rồi mới đến quản lý. Có nhiều người nghĩ rằng chỉ có tiêu không hết tiền mới cần quản lý. Thật sự là sai lầm!

Nguồn thu nhập của chúng ta đa số đều ở mức tương đối ổn định, còn giàu có vượt bậc chỉ là thiểu số mà thôi. Vậy nên không cần phải đợi bản thân giàu lên rồi mới nghĩ đến chuyện quản lý tài chính.

Thế thì làm cách nào để quản lý tài chính khi năng lực kiếm tiền đang ở mức bình thường hoặc thậm chí còn hạn chế?

Cách thực tế nhất chính là "cưỡng chế" để ra một số tiền nhất định trong mỗi tháng thu nhập.

  • Nguyên tắc tiết kiệm 90% tiền lương giúp người phụ nữ 32 tuổi mua được 2 căn nhà nhưng lại bị mắng chửi là

    Nguyên tắc tiết kiệm 90% tiền lương giúp người phụ nữ 32 tuổi mua được 2 căn nhà nhưng lại bị mắng chửi là "đồ tâm thần"

Nhiều người đi làm, đặc biệt là lớp trẻ mới bước vào "môi trường kiếm tiền" thường có một trường hợp chung đó là: Đi làm từ sáng đến tối, tăng ca đủ kiểu nhưng tiền lương chỉ ở mức bình thường. Đến tháng lãnh lương thì ăn uống và mua đồ cũng hết sạch tiền. Trước giờ chưa có suy nghĩ phải để dành tiền.

Những lý do trên hầu như chỉ là một lời biện bạch và trốn chạy với hiện thực.

Người không muốn tiết kiệm tiền thì không cần phải bàn đến. Nhưng người cực kỳ muốn tiết kiệm nhưng lại nói không có cách nào tiết kiệm được là hoàn toàn sai.

Trong một tháng thu nhập, bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền nhất định và để riêng. Đương nhiên là số tiền này phải "bất khả xâm phạm", ngoài trừ phải dùng cho tình huống cấp thiết.

Việc để riêng ra một khoản tiền sẽ khiến cho khoản chi tiêu trong tháng của bạn bị hạn hẹp. Đến lúc này, bạn cần phải lập ra kế hoạch chi tiêu cụ thể. Thay vì uống thêm vài ly trà sữa, mua vài cái áo thì bạn giữ tiền lại để tạo thành một khoản tiết kiệm.

Thời gian ban đầu mới thắt chặt chi tiêu thì không cần quá khắt khe. Để cuộc sống tập làm quen dần với hoàn cảnh chi tiêu hạn hẹp rồi sau đó mới áp dụng phương pháp "cưỡng chế" mạnh hơn.

Một lợi ích khác của việc "cưỡng chế" tiết kiệm là: Bản thân sau khi để dành một khoản tiền nhất định thì chi phí sinh hoạt bị eo hẹp dần. Điều này tạo nên động lực giúp chúng ta làm việc chăm chỉ hơn, hướng đến mức lương cao hơn để cải thiện tài chính.

Thói quen tiết kiệm tiền đúng nghĩa tạo nên nhiều lợi ích cho bạn về sau. Đến lúc bạn muốn kinh doanh tự lập cần số vốn hay bệnh tật ập tới bất ngờ, lúc này khoản tiền tiết kiệm mà bạn nỗ lực trước đó mới thật sự phát huy tác dụng.

Mẹo tiết kiệm giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại, tương lai không cần phải lo lắng về cơm áo gạo tiền - Ảnh 3.
 

2. Thiết lập "dự định mua sắm"

Với một số người, hôm nay nói đi du lịch thì hôm sau xách vali lên và đi luôn. Hôm nay nói muốn cái túi này thì hôm sau lại thấy họ xách cái túi đó đi làm,… Điều này thật ngưỡng mộ đúng không?

Thế nhưng, đó chỉ là những trường hợp xảy ra với những người có điều kiện kinh tế. Còn đối với người chưa ổn định tài chính thì sao?

Đến lúc này, bạn có thể thiết lập "dự định mua sắm" cho tương lai. Bạn thích chiếc điện thoại đời mới kia, nhưng hiện tại chưa đủ tiền. Thay vì từ bỏ thứ mà bản thân yêu thích thì hãy tính toán xem với năng lực kinh tế hiện tại thì đến bao lâu bạn có thể mua được chiếc điện thoại kia. Sau đó, bạn lên kế hoạch tiết kiệm tiền, một tháng phải tiết kiệm bao nhiêu và phải tiếp tục trong bao nhiên tháng.

Đương nhiên, một kế hoạch đặt ra thì phải kiên trì cho đến cùng. Một chiếc túi, một đôi giày mà hiện tại bạn đang rất thích, nhưng mãi đến 2-3 năm sau bạn mới sở hữu nó cũng là một chuyện hết sức bình thường. Nó là minh chứng cho sự nỗ lực và phấn đấu để đạt được mục tiêu của bạn.

Một tư tưởng rất vô bổ là: Đợi có tiền rồi hẳn mua.

Mẹo tiết kiệm giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại, tương lai không cần phải lo lắng về cơm áo gạo tiền - Ảnh 4.
 

Vậy thì phải đợi đến bao lâu thì bạn mới có tiền? Tư tưởng này chung quy chỉ là một câu nói vô định và hoàn toàn không có mục tiêu. Nếu bạn không lên kế hoạch hay nỗ lực để thực hiện thì có lẽ cả đời bạn cũng không thể sở hữu được thứ mình muốn.

3. Ghi chép chi tiêu

Thời gian ban đầu, chúng ta đương nhiên cảm thấy việc ghi chép chi tiêu mỗi ngày rất phiền phức. Thế nhưng thói quen này lại mang lại nhiều lợi ích không tưởng.

Ghi chép chi tiêu là "vũ khí thần thánh" của tiết kiệm. Nó giúp bạn kiểm soát được dòng tiền ra vào mỗi ngày, giúp bạn nhìn lại những gì bạn đã chi để điều chỉnh sao cho hợp lý hơn. Biết rõ được kế hoạch chi tiêu càng giúp bạn dễ dàng để ra một khoản tiết kiệm trong tháng.

  • 30 tuổi mới bắt đầu học để thay đổi số phận liệu có muộn màng? Câu trả lời là KHÔNG nếu nắm vững 3 yếu tố này

    30 tuổi mới bắt đầu học để thay đổi số phận liệu có muộn màng? Câu trả lời là KHÔNG nếu nắm vững 3 yếu tố này

Ngày nay, rất nhiều phần mềm ứng dụng quản lý chi tiêu tài chính ra đời rất hữu ích. Bên cạnh đó, cũng có người thích ghi chép vào sổ tay theo kiểu truyền thống. Tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn phương pháp để ghi chép phù hợp, dù gì thì việc tiết kiệm kinh tế cũng đã tạo nên áp lực nho nhỏ trong cuộc sống. Vậy nên hãy lựa chọn cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất .

Đồng thời, thói quen ghi chép chi tiêu còn rèn luyện chúng ta tính tỉ mỉ, cải thiện khả năng ghi nhớ, hình thành lối tư duy sắp xếp logic.

Có thể sau này bạn sẽ không cần phải ghi chép chi tiêu hằng ngày nữa, nhưng trải nghiệm trong quá khứ đã vô tình giúp bạn hình thành thói quen tiêu dùng hợp lý, quản lý tài chính ổn định.

4. Biết cách mua sắm cũng là một dạng tiết kiệm tiền

Mẹo tiết kiệm giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại, tương lai không cần phải lo lắng về cơm áo gạo tiền - Ảnh 6.
 

Biết cách mua sắm ở đây chính là: Mua một cái đáng một cái.

Ví dụ như trong phương diện mua quần áo. Hãy mua những loại quần áo có tính sử dụng dài lâu. Những mặt hàng thời trang chỉ có thể mặt được một mùa "thời thượng" rồi sau đó lại trở thành lỗi mốt, mặc một hai lần rồi để đó hoặc vứt. Thói quen mua sắm này được coi là cực kỳ hoang phí.

Mua quần áo hay những thứ khác đều cần phải có chung nguyên tắc: Có thể giá đắt một chút nhưng chất lượng phải đảm bảo. Đó chính là một sự lựa chọn tiêu dùng vừa thông minh vừa tiết kiệm. Cái áo, chiếc túi đắt tiền nhưng có thể sử dụng được vài năm đến vài chục năm, nếu đem so với thứ đồ rẻ tiền nhưng chỉ sử dụng được vài ba tuần thì vẫn có lợi hơn nhiều.

Chính vì thế, hãy mua sắm những thứ tốt nhất trong phạm vi có thể. Những thứ mà chúng ta bỏ nhiều tiền để mua thì chắc chắn chúng ta sẽ trân quý và sử dụng cẩn thận hơn. Cuộc sống mà được sử dụng những thứ mình yêu thích thì tất nhiên phải hạnh phúc hơn rồi!

Cuối cùng, tiết kiệm hay không đều là sự lựa chọn của bạn. Tiết kiệm chắc chắn sẽ mang đến một vài khó khăn và áp lực trong thời gian ban đầu, thế nhưng nó chính là một nguồn đầu tư cho tương lai cực kỳ đáng giá.

(Nguồn: Zhihu)

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang