Trẻ mới biết đi hoặc trong độ tuổi mẫu giáo đều yêu thích khám phá mọi thứ xung quanh vì bản tính tò mò, mê tìm hiểu. Vì vậy ngay trong giai đoạn này, bố mẹ hãy dạy cho con làm các thí nghiệm khoa học để con phát triển tư duy sáng tạo.
Dạy về khoa học nghe có vẻ thật khó nhưng bố mẹ hãy biến nó trở nên đơn giản, dễ dàng cho con. Các con sẽ vui vẻ, hào hứng để kiểm chứng: Điều gì sẽ xảy ra? Tại sao nó lại như vậy nhỉ?...
Hy vọng với các thí nghiệm khoa học vui dễ làm cho trẻ ở dưới đây các phụ huynh hay cô giáo sẽ biết cách để con mình vui chơi, giải trí lành mạnh mà lại phát triển trí tuệ:
Thí nghiệm 1: Phân biệt trứng chín, trứng sống
Chuẩn bị:
• Hai quả trứng: 1 quả chín, 1 quả sống để nguội.
Thí nghiệm:
• Xoay 2 quả trứng và quan sát.
Kết luận: Nếu quả nào quay tít thì đó là trứng chín, còn quả nào chỉ lắc lư thì đó là trứng sống.
Thí nghiệm 2: Chọc que vào bóng bay mà không vỡ
Chuẩn bị:
• Một quả bóng
• Que tre nhọn
• Dầu/mỡ thực vật
Thí nghiệm:
• Thổi quả bóng căng lên ở mức vừa phải, không nên căng quá.
• Buộc đầu quả bóng lại.
• Sau đó sử dụng que tre nhọn đã nhúng vào dầu mỡ rồi đâm vào chỗ đầu quả bóng gần nút buộc có màu sẫm và đâm xuống đáy cũng vào chỗ màu sẫm.
Kết luận: Quả bóng không bị vỡ.
Thí nghiệm 3: Tạo màu cho cây cải thảo
Chuẩn bị:
• Phẩm màu
• Lá cải thảo
• Vài cái ly
Thí nghiệm:
• Hòa tan phẩm màu vào 4 cái cốc sau đó cho lá cải thảo vào.
• Để qua đêm, đến sáng hôm sau sẽ thấy lá cải thảo chuyển màu theo màu phẩm đã pha.
Kết luận: Các mao quản của lá cây cải thảo hoạt động sẽ đưa nước đi vào các ống nhỏ của lá cây khiến cho lá cây bị cắm vào những chiếc ly có phẩm màu sẽ chuyển màu. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả hoa, cỏ và thân cây.
Thí nghiệm 4: Giấy không bị ướt khi tô sáp màu
Đây là thí nghiệm khoa học vui dễ làm có thể giúp trẻ tư duy tốt và sáng tạo hơn.
Chuẩn bị:
• Giấy
• Sáp màu
Thí nghiệm:
• Thực hiện tô màu kín lên giấy trắng.
• Sau đó đổ nước vào giấy sẽ không thấy giấy bị thấm nước hay bị ướt.
Kết luận: Từ thí nghiệm này trẻ có thể rút ra được nhiều bài học hơn. Chẳng hạn khi đi dưới trời mưa, nếu không có áo mưa, trẻ có thể tư duy đến thí nghiệm này. Tuy đơn giản nhưng nó kích thích trí não của trẻ hoạt động và phát triển hơn.
Thí nghiệm 5: Mực vô hình từ nước chanh
Chuẩn bị:
• Nước chanh
• Tăm bông ngoáy tai
• Giấy trắng
• Bóng đèn điện
Thí nghiệm:
• Vắt chanh vào bát, cho thêm vài giọt nước, dùng thìa khuấy đều.
• Dùng bông ngoáy tai nhúng vào hỗn hợp nước chanh và viết chữ lên tờ giấy trắng.
• Đợi đến khi nước chanh khô, lúc này mẩu tin nhắn sẽ hoàn toàn vô hình.
Kết luận: Khi hơ nó trên ánh đèn điện hoặc lửa, sức nhiệt nóng sẽ làm cho dòng chữ đã viết hiện lên. Bé sẽ rất thích thú khi học được thí nghiệm này đấy.
Thí nghiệm 6: Làm đàn tự chế bằng nước
Chuẩn bị:
• 7 cốc hoặc chai thủy tinh
• Đũa gõ
Thí nghiệm:
• Đổ nước theo thứ tự từ 1 đến 7, rót nước theo thứ tự tăng dần mức nước vào cốc.
Kết luận: Sau đó dùng que đũa gõ vào cốc, trẻ sẽ thấy các âm thanh phát ra khác nhau. Bé sẽ thỏa sức sáng tạo và gõ ra bài hát hay nhất của mình từ chiếc đàn tự chế này.
Thí nghiệm 7: Làm đèn
Chuẩn bị:
• Nước
• Dầu ăn
• Viên sủi
• Chai
Thí nghiệm:
• Đổ nước vào chai, cho một vài giọt dầu và một ít phẩm màu rồi đốt nóng đáy chai lên.
• Thả thêm 1 hoặc 2 viên sủi sẽ thấy màu sắc của chiếc đèn tự làm này trông cực đẹp.
Kết luận: Khi phẩm màu dưới đáy chai được làm nóng lên thì sẽ trở nên nhẹ hơn dầu và di chuyển lên phía trên. Khi chúng nguội dần sẽ lại di chuyển xuống dưới tạo thành dòng dịch chuyển cực đẹp.
Nguồn: Sưu tầm
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.