1. Nói với con về tiền bạc
Tiền bạc không phải là một chủ đề cấm kỵ. Ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ nên nói những vấn đề xung quanh tiền bạc như: Tiền đến từ đâu, mục đích sử dụng và cách kiếm tiền.
Chẳng hạn như khi đi siêu thị cùng con, hãy chỉ cho con thấy giá cả của các mặt hàng. Bố mẹ có thể cho con chọn lựa một món hàng nào đó, nói cho con về mức giá và giải thích vì sao món hàng lại có mức giá đó,… Hoặc bố mẹ có thể nói với con về công việc của mình, lý do bạn phải đi làm và nhận được mức lương bao nhiêu.
2. Giao cho con đi mua đồ
Bố mẹ có thể giao cho con đi mua đồ ở siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa,… Trẻ từ 7-9 tuổi hoàn toàn có thể thực hiện những nhiệm vụ này. Nếu không yên tâm, bố mẹ có thể đi cùng để quan sát và giúp đỡ con.
Bố mẹ hãy lên danh sách các món đồ cần mua cho con và ghi giá tiền cụ thể. Nhiệm vụ của con là chọn những món trong danh sách và không bị phân tâm mới những món đồ khác. Ngoài ra bố mẹ dạy con cách tính tổng số tiền và đưa cho nhân viên thu ngân số tiền thích hợp. Tốt nhất, bố mẹ nên bắt đầu giao cho con mua những món đồ giá trị nhỏ trước.
3. Cho con chơi các trò kinh tế
Bố mẹ có thể cho con chơi các trò chơi kinh tế như game Monopoly – phiên bản Việt là "Cờ tỉ phú". Thông qua những trò chơi chơi này, con có thể tìm hiểu về các khái niệm kinh tế như các khoản đầu tư, tài sợ, nợ và thuế.
4. Cho con nuôi từ 3-4 con heo đất
Theo Robert Toru Kiyosaki – Nhà đầu tư, doanh nhân người Mỹ và là tác giả cuốn sách "Khóa học doanh nhân" thì mỗi đứa trẻ nên nuôi từ 3-4 con heo đất với các mục đích khác nhau.
Con thứ 1 để tiết kiệm tiền. Con thứ 2 để tự thưởng cho bản thân. Con thứ 3 để đầu tư, chẳng hạn như gửi ngân hàng. Con thứ 4 dùng cho mục đích từ thiện, dùng vào những việc tốt như mua tặng đồ dùng học tập cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn,…
5. Đừng nói "Bố mẹ không mua được"
Nhiều người thường nói "Bố mẹ không mua được" hay "Bố mẹ không có tiền" để con thôi vòi vĩnh. Những câu nói này thực chất có thể ảnh hưởng khá tiêu cực đến tinh thần, suy nghĩ của con. Bởi nó sẽ khiến con nghĩ rằng bố mẹ không hài lòng với những thứ đang có và tiền gây ra những cảm xúc tiêu cực.
Ngoài ra nó cũng khiến con cái bị thụ động. Khi nói câu "Bố mẹ không mua được" có nghĩa bố mẹ không thể kiểm soát cuộc sống của mình. Thay vì để số tiền trong ví kiểm soát mình, bố mẹ hãy chọn cách giải quyết tích cực hơn như việc lựa chọn mua thứ khác có giá cả phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, khi không đủ tài chính, bố mẹ nên nói những câu sau thay thế:
- "Chúng ta không đến siêu thị để mua thứ này".
- "Mẹ nhớ con thích món đồ chơi này rồi. Sinh nhật sắp tới, mẹ sẽ mua tặng con nhé".
- "Món này vượt chi tiêu hôm nay rồi. Hãy lên kế hoạch mua nó vào hôm sau nhé".
- "Nếu có thể mua món này ở mức giá tốt hơn thì chúng ta sẽ mua nó".
6. Đôi lúc có thể cho con nghỉ học
Muốn thành công thì ngoài kiến thức, bạn cần phải có các kỹ năng sống, sự linh hoạt, khả năng học hỏi từ những điều mới, xác định các cơ hội then chốt và nhận ra khi nào thì cần "phá luật". Đôi khi thay vì đến trường, bố mẹ có thể cho con nghỉ học 1 hôm để trải nhiệm những thứ khác biệt như ghé thăm bảo tàng, tổ chức một chuyến cắm trại,…
7. Thỉnh thoảng hãy trở thành một bậc phụ huynh lười biếng
Thỉnh thoảng bố mẹ hãy cho phép bản thân được thư giãn, không dậy làm bữa sáng hoặc giám sát công việc học của con. Điều này sẽ giúp con có cơ hội để độc lập và tự chủ. Trẻ càng lớn, bố mẹ càng có thể giao những công việc lớn hơn. Chẳng hạn trẻ từ 6-7 tuổi có thể cho mèo ăn, tự đánh giày,…
8. Cùng trẻ vào bếp
Vào bếp chính là cách dạy cho trẻ nhiều kỹ năng nhất. Thông qua việc nấu ăn, con có thể học được tính độc lập, tự tin. Không chỉ vậy, nấu xong một món ăn có thể giúp con nhìn thấy được kết quả từ những nỗ lực của mình và vui sướng tận hưởng nó. Ngoài ra nấu ăn cũng giúp con có được khả năng chấp nhận rủi ro và chịu trách nhiệm cho một vấn đề gì đó.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.