Nếu bị bố mẹ mắng mà con chỉ LÀM ĐIỀU NÀY thì phải cẩn thận: Đây là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, tâm lý con đang bất ổn!

Giáo dục trong gia đình là vô cùng quan trọng!

Trong cuộc sống, cha mẹ cần để ý kỹ những biểu hiện của con để có phương pháp giáo dục đúng đắn. Một số dấu hiệu nhỏ có thể chỉ ra con bạn đang bị bất ổn tâm lý, nếu không kịp thời quan tâm, thay đổi cách dạy dỗ thì rất dễ dẫn đến bi kịch.

Có một điều mà nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn. Đó là khi mắng mỏ mà con chỉ ngồi im nghe, không cãi lại thì là... con ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Nhưng sự thật có phải như thế không? Những đứa trẻ không phản kháng, luôn lặng im trước trách móc của người lớn, liệu có ổn?

Trẻ không bắt bẻ, không phản kháng - biểu hiện nguy hiểm!

Khi bị cha mẹ đánh mắng, con cái sẽ không vì vậy mà thôi yêu thương cha mẹ. Nhưng con sẽ ngừng yêu thương chính bản thân mình. Có một câu chuyện ngụ ngôn như này: 

Hãy tưởng tượng một hành tinh nhỏ chỉ có ba người sinh sống: Bạn và hai người khác. Hai người đó cao gấp đôi bạn và bạn phải hoàn toàn dựa vào họ về mọi thứ, không chỉ về đồ ăn thức uống mà còn cả nhu cầu tình cảm. 

Họ thường đối tốt với bạn và bạn đáp lại họ bằng tình yêu thương, nhưng đôi khi họ nổi khùng với bạn, khiến bạn sợ hãi và tủi thân. Họ cao lớn và quyền lực khiến bạn cảm thấy bất lực. Rất tiếc là bạn không thể thoát khỏi tình cảnh này và chỉ có thể sống chung và học cách đối phó với nó tốt nhất có thể. 

Khi bị cha mẹ trách mắng và đối xử tệ bạc, trẻ nhỏ không thực sự suy nghĩ logic và lập kế hoạch để đối phó với hành vi của cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ sẽ rút kinh nghiệm và những gì chúng học được là một "chiến lược sống còn", đồng thời phát triển một loạt hành vi để đối phó với cha mẹ và những người khác. 

Nếu bị bố mẹ mắng mà con chỉ LÀM ĐIỀU NÀY thì phải cẩn thận: Đây là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, tâm lý con đang bất ổn! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Mỗi đứa trẻ phải học cách điều chỉnh hành vi cơ bản của mình để phù hợp với tình huống ban đầu mà chúng gặp phải. Những điều chỉnh này giống như hạt nhân mà xung quanh nó hình thành và phát triển tất cả các hành vi tiếp theo. Tất nhiên, những trải nghiệm ban đầu này định hình nên những nét thô sơ của nhân cách trẻ. 

Khi lòng tự trọng của trẻ bị kích thích ở một mức độ nhất định, việc tự hủy hoại bản thân sẽ trở thành một phương thức bảo vệ bản thân khác. Đó là một chiến lược học được từ kinh nghiệm trong quá khứ.

Những đứa trẻ từ bỏ việc phản bác đáng lo ngại hơn rất nhiều với những đứa trẻ phản bác quyết liệt. 

Sự khắc nghiệt, định kiến và kỳ vọng vô lý của cha mẹ có thể khiến trẻ hình thành sự chống lại bản thân từ sâu trong tâm hồn, khiến trẻ trở nên "tự bạo" (thiếu ý chí tiến thủ, tự thụt lùi, tự đầu hàng, tự buông mình vào tuyệt vọng). 

Trẻ thực sự biết cha mẹ muốn gì và mong đợi điều gì. Nếu trẻ không làm theo ý của cha mẹ thì sẽ rắc rối, vậy nên trẻ chọn cách dễ nhất là đồng ý ngoài mặt, nhưng trong lòng lại "nổi sóng". 

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy con bạn đang có cảm giác "tự bạo", như việc thường cảm thấy bản thân không xứng đáng; luôn nghĩ đến những điều tiêu cực; hay phủ nhận bản thân; cho rằng bản thân không có gì nổi trội bằng người khác... 

Một cô gái từ nhỏ thường bị mẹ chê: "Sao con lùn thế nhỉ, cả nhà ai cũng cao. Con chẳng thừa hưởng gien của bố mẹ", "Sao con lại làm cái này như thế", "Con phải làm như này chứ",... Đứa trẻ có xu hướng tin bất cứ điều gì cha mẹ nói, và dần dần cô gái chấp nhận sự thật rằng mình kỳ lạ!

Dù làm gì đi nữa, cô gái vẫn rụt rè và cảm thấy có điều gì đó thực sự không ổn với mình. Ngay cả khi trưởng thành, cô bị mắc kẹt bởi tâm lý khó chịu, luôn sợ hãi người khác cười nhạo mình. 

Trẻ có thể chọn cách không phản bác lại những lời chê trách của cha mẹ, nhưng không có nghĩa là những trận đòn và tổn thương đó sẽ biến mất. Những bóng đen này có thể sẽ tiếp tục trong suốt nhiều năm, mãi mãi cố định trong cuộc đời của đứa trẻ.

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/neu-bi-bo-me-mang-ma-con-chi-lam-dieu-nay-thi-phai-can-than-day-la-dau-hieu-vo-cung-nguy-hiem-tam-ly-con-dang-bat-on-162221504113052661.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang