1. Luôn thanh toán các khoản phí đúng hạn
Người giàu luôn thanh toán các hóa đơn đúng hạn để tránh các khoản phí phát sinh. Họ sẽ tận dụng tính năng thanh toán tự động, không bao giờ rơi vào cảnh bị phạt do thanh toán trễ.
Người giàu cũng quan tâm đến phí ngân hàng, nhiều ngân hàng tính thêm tiền cho các dịch vụ của họ mà thậm chí bạn còn không biết về điều đó. Do đó bạn hãy tạo thói quen kiểm tra sao kê của ngân hàng mỗi tháng, để nắm được tất cả những khoản phí mình phải trả.
2. Tiêu ít hơn số tiền kiếm được
Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền, chỉ khi tiêu ít hơn số tiền kiếm được thì bạn mới không rơi vào cảnh tay trắng.
Có một sự thật khá trái khoáy đó là hầu hết mọi người đều biết rõ họ kiếm được bao nhiêu tiền, thế nhưng chưa chắc đã biết tường tận mình tiêu hết bao nhiêu. Họ chỉ có thể nắm được đại khái 70% đến 80% số tiền tiêu ra cùng những khoản mục đã mua sắm.
Nếu muốn trở thành người “có tiền” thì bạn phải nắm rõ được bản thân đã chi ra bao nhiêu và tiêu tiền vào đâu. Khi biết được điều đó, bạn mới hiểu được khoản chi nào là lãng phí không cần thiết để thay đổi, sửa chữa.
3. Luôn kiểm tra điểm tín dụng
Điểm tín dụng rất có ích cho bạn khi vay nợ ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào. Nhiều nơi còn ấn định mức lãi suất dựa trên khung điểm tín dụng của khách hàng. Đó là lý do mà bạn thấy có một số cá nhân được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn khi giao dịch với ngân hàng.
Không chỉ ngân hàng, ngày nay các công ty bảo hiểm, bất động sản và các tổ chức tín dụng khác cũng dựa vào điểm tín dụng để đánh giá một khách hàng có uy tín hay không. Chính vì vậy điểm tín dụng là một yếu tố quan trọng giúp bạn tận dụng nguồn tiền của ngân hàng sao cho hiệu quả nhất.
Người giàu hiểu hơn ai hết điều này và họ không bao giờ lơ là với điểm tín dụng của mình. Họ liên tục kiểm tra số điểm tín dụng và cố gắng thanh toán các hóa đơn đúng hạn, đồng thời giữ số nợ ở mức thấp nhất có thể.
4. Không bao giờ “đua đòi”
Những người khôn ngoan và tỉnh táo hiểu rằng cuộc sống giàu có sung túc hay không là do quan niệm và tiêu chuẩn của mỗi người. Chỉ cần bạn thấy thoải mái và vui vẻ với những gì mình có là được, không nhất thiết phải "bằng bạn bằng bè" mới là hạnh phúc.
Warren Buffett chưa bao giờ mua điện thoại iPhone cho đến khi ông được tặng một chiếc, song ông cũng không sử dụng nó. Đơn giản chỉ bởi ông không thích, vì thế không cố ép mình phải sử dụng để theo kịp xu hướng.
Bạn bè, hàng xóm hoặc đồng nghiệp của bạn vừa sắm một món đồ rất tuyệt vời, vậy nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cũng cần phải có một chiếc.
5. Tiết kiệm tiền hiệu quả
Những người giàu có luôn biết chi tiêu và tiết kiệm một cách hiệu quả, không bao giờ chi dùng quá mức hay mua sắm một cách phi lý trí.
Họ luôn có kế hoạch rõ ràng để tiết kiệm cho các quỹ khẩn cấp, quỹ mua nhà, quỹ mua xe và cả quỹ để nghỉ hưu.
Trước khi tiến hành đầu tư để tăng khối tài sản thì tất cả những người giàu đều có ý thức tiết kiệm tiền rất tốt. Từ số tiền tiết kiệm ban đầu, qua các phương án đầu tư khôn ngoan, họ sẽ trở nên giàu có hơn.
6. Tiêu tiền bằng lý trí
Cảm xúc có thể giúp chúng ta trong một số trường hợp nhưng trong những tình huống liên quan đến tiền bạc, cảm xúc lại thường là yếu tố gây hại.
Một số người tiêu rất nhiều tiền khi họ buồn chán, tức giận hoặc gặp stress. Việc mua sắm khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn, thế nhưng nó lại làm ví của họ trở nên rỗng tuếch.
Các nhà quản lý tài chính thành công sẽ không để cảm xúc ảnh hưởng đến cách họ tiêu tiền, cũng như không để cảm xúc chi phối các quyết định đầu tư. Những quyết định tài chính dựa trên yếu tố thực tế luôn đem lại hiệu quả và lợi nhuận vượt trội so với các quyết định tài chính do cảm xúc thao túng.
Theo Nhịp Sống Việt
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.