Bé Nguyễn Vân A. (3 tuổi, Bình Phước) được người nhà đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu trong tình trạng nôn ói bất tỉnh, trước đó gia đình nghi là cháu đã ăn nhầm thuốc diệt chuộc. Bà nội cháu bé kể rằng nhà có nhiều chuột nên bà quyết định đánh bẫy, thuốc thừa để trên bàn chưa kịp cất đi thì cháu đã bốc bỏ vào miệng. Rất may cháu được cấp cứu kịp thời nên tai qua nạn khỏi.
Một tai nạn thường thấy khác xuất phát từ những chiếc lọ tăm có vỏ được trang trí bằng 1 loại hóa chất nhiều màu bắt mắt. 1 cháu bé 17 tháng tuổi đã tìm mọi cách để uống được thứ nước nhiều màu này mà không biết rằng đó chính là dung dịch thủy ngân. Cháu được gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tình trạng nhiễm độc quá nặng cháu đã tử vong.
Trẻ con thường tò mò và thích tự mình khám phá mọi thứ, chẳng vậy mà có nhiều trường hợp các cháu đã ngậm dây sạc diện thoại dẫn đến lưỡi bị hoại tử nặng, bé mang dị tật suốt đời. Sẽ chẳng có những tai nạn đó nếu người lớn cẩn thận, không chủ quan từ những việc nhỏ nhất.
Trong nhà luôn có những cái bẫy có thể dẫn đến chết người mà bạn không ngờ tới |
Trong mọi trường hợp cha mẹ cần hiểu rằng trẻ dưới 3 tuổi luôn cần có người lớn trông giữ, chỉ có thể rời tầm mắt nếu xung quanh trẻ chắc chắn rằng không có vật cản gì có thể gây nguy hiểm. Ngoài những tai nạn kể trên còn có những tai nạn khác mà các bậc cha mẹ cần lưu ý như :
- Phòng đuối nước: Phải luôn để tâm kiểm soát trẻ khi trẻ đứng gần các hồ bơi, sông hồ, hay những thùng nước, thau nước lớn, kể cả là bồn tắm của gia đình
- Phòng nuốt vật nhỏ hay nhét vào mũi: luôn có ý thức để những vật nhỏ tránh xa tầm tay của trẻ và hãy động viên khuyến khích trẻ chơi trong một không gian mở, nơi mà bố mẹ có thể kiểm soát được bé 1 cách dễ dàng
- Phòng kẹt ngón tay: không để bé đùa nghịch xung quanh cửa kể cả là cửa sổ hay cửa chính , mỗi gia đình có thể lắp đặt những miếng xốp vào khe cửa, để cửa không tự đóng vào phòng những trường hợp các cháu hiếu động dẫn đến kẹp ngón tay.
- Phòng tai nạn thang cuốn ở siêu thị: đây là tai nạn cực kỳ nguy hiểm ba mẹ nên bế trẻ nhỏ khi đi thang cuốn, đừng để trẻ tự đi vì khi có chuyện xảy xa thì không kịp xử lý như nhiều trường hợp đã xảy ra trong thời gian gần đây
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.