Những ngày vừa qua, dịch sởi bùng phát mạnh mẽ và tốc độ lây lan rất nhanh. Không ít các trường hợp trẻ mắc biến chứng nặng sau khi mắc sởi. Điều đó khiến cho nhiều bà mẹ "lo sốt vó" và lùng sục các thông tin cần thiết về sởi. Vì trên thực tế, rất ít bà mẹ biết chính xác các biểu hiện của sởi nên dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt thông thường.
Bà mẹ nhầm sởi, mẹ tưởng mọc răng sốt
Theo Eva, bà mẹ Ngô Khánh Linh (25 tuổi) hiện đang sống tại Đội Cung, Tp Thanh hóa vẫn còn chưa hết lo lắng sau hơn 2 tuần cùng con gái hơn 11 tháng chiến đấu với bệnh sởi. Điều khiến bé nhà chị nặng bệnh đó chính là không được phát hiện ngay từ đầu.
Bà mẹ nhầm các triệu chứng bệnh sởi với mọc răng |
Chị Khánh Linh nhớ lại, "Khoảng tối hôm chủ nhật (ngày 17/2), Gia Nhi có biểu hiện sốt mọc răng và ban xung quanh miệng. Mình cứ nghĩ con bị sốt phát ban nên chủ quan cho con ở nhà dùng kháng sinh và hạ sốt. Tới thứ 5, ngày 21/2, con có biểu hiện sốt cao hơn và sốt liên tục trong nhiều giờ liền không cắt sốt, kèm đó là các hiện tượng khó thở, bụng chướng, ban nổi khắp mặt và người thì mình mới cho con vào bệnh viện Thanh Hóa.
Lúc này con đã bị nặng, biến chứng sang phổi phải cấp cứu và thở oxy từ Thanh Hóa ra Bệnh viện Nhi Trung Ương ở Hà Nội ngày 22/2".
Cũng theo bà mẹ trẻ, trong suốt nhiều ngày liền nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Gia Nhi ốm sốt nên không ăn uống được gì nhiều, bé chỉ uống sữa. Nhờ các bác sĩ tại bệnh viện cứu chữa hết mình và kịp thời, chăm lo từng li từng tí nên đến thời điểm hiện tại, con gái 11 tháng của chị Khánh Linh đã ổn định sức khỏe. Bé xuất viện ngày 1/3.
"Bác sĩ dặn sau khi xuất viện về nhà vẫn phải kiêng không cho bé tiếp xúc với người lạ trong vòng 2 tuần để tránh vi khuẩn xâm nhập, nếu không dễ bị hậu sởi lần 2 sẽ rất nặng, thậm chí có thể bị điếc, mù, câm và nặng hơn là tử vong" - chị Khánh Linh cho biết.
"Sau sự việc lần này mình khuyên các mẹ đừng chủ quan giống mình, thấy con có hiện tượng phát ban thì tuyệt đối kiêng nước kiêng gió cho các con. Ngoài ra, cho các con đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thăm khám, tránh để bệnh nặng như con mình nhé" - chị Khánh Linh gửi lời khuyên tới các mẹ.
Các dấu hiệu sớm bệnh sởi
Theo bác sĩ CNĐD. Đỗ Thị Thúy Hậu – Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung Ương, bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Chính vì vậy bệnh dễ mắc thành dịch.
Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm phòng sởi |
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong.
Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.
Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi
– Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:
+ Sốt cao > 39°C.
+ Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng
+ Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
+ Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.
Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:
– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.
– Khó thở, thở nhanh.
– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…
– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.hông kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.
Không dùng các loại gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống.
Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A.
Trong trường hợp thiếu Vitamin A lặp lại sau 4-6 tuần.
Để phòng bệnh, cha mẹ cần đưa con đi tiêm vắc xin, vì tiêm vacxin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất. Tiêm vaccin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng. Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.
Ngoài ra, cần vệ sinh cá nhân và môi trường thật tốt cho bé bên cạnh việc tiêm vắc-xin để tránh mầm bệnh phát triển gây nguy hại sức khỏe con các mẹ nhé!
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.