1, Hãy là người thầy và tấm gương đạo đức tốt
Trẻ học những giá trị đạo đức qua việc quan sát hành động của những người lớn. Là người thầy hướng dẫn và tấm gương đạo đức tốt cho con có nghĩa là chúng ta cũng phải thực hành đức tính trung thực, chí công, quan tâm đến mọi người quanh mình. Cha mẹ hãy thử làm gương cho con bằng cách tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng, cho con tham gia cùng càng tốt. Cần giải thích ý nghĩa của việc con tự chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình.
|
2, Bố mẹ nên dành thời gian cho con
Cần quan tâm đến sở thích, các vấn đề của con, đặc biệt là biết lắng nghe con nói. Bạn sẽ học được nhiều từ con trai và tìm thấy cá tính độc đáo của con gái. Chính sự quan tâm của bạn sẽ giúp con hiểu thế nào là sẻ chia, chăm sóc cho người khác.
Cha mẹ cần gần gũi con cái |
3, Luôn nói rằng con có ý nghĩa quan trọng thế nào đối với bạn
Theo nghiên cứu, nhiều trẻ em không biết rằng chúng là những người quan trọng nhất trên thế giới đối với cha mẹ. Con thực sự cần phải được nghe những lời nói này. Đừng quên nói với con càng nhiều càng tốt để con cảm thấy được an toàn, được yêu thương và hiểu giá trị bản thân mình.
4, Chỉ cho con cách giải quyết vấn đề và không rời xa con lúc khó khăn
Nếu con đột nhiên quyết định muốn từ bỏ lớp đào tạo bóng đá, bạn hãy yêu cầu con giải thích lý do tại sao con muốn làm điều này cũng như các nghĩa vụ của con với các đồng đội. Nếu con vẫn muốn từ bỏ, hãy giúp con tìm một điều mới mẻ khác để đốt cháy niềm đam mê. Chỉ cho con cách giải quyết vấn đề và không rời xa con lúc khó khăn.
5, Ghi nhận những việc con làm được
Hướng dẫn để con có thể giúp bố mẹ một số công việc nhà hàng ngày, thể hiện sự biết ơn và ghi nhận của bạn đối với việc làm của con. Các nhà tâm lý cũng khuyên nên có phần thưởng vì những nỗ lực của con. Theo nghiên cứu, điều này giúp con hiểu được lòng biết ơn, lòng bao dung, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác lúc khó khăn.
Ngoài ra, cần dạy con có lòng trắc ẩn không chỉ đối với người thân và bạn bè mà còn với tất cả những người cần giúp đỡ.
Tập cho trẻ làm việc nhà |
6, Giúp con đối phó với những cảm xúc tiêu cực
Các nhà tâm lý học cho rằng những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thù hận, xấu hổ, ghen tị sẽ ảnh hưởng tới việc sẵn lòng chăm sóc, chia sẻ với người khác. Hãy giúp đỡ con tránh xa những cảm xúc tiêu cực, giúp con trở thành người từ bi, hỉ xả, biết chăm sóc bản thân và những người xung quanh.
Hãy thử cách đơn giản để giúp con lấy lại bình tĩnh: Yêu cầu con dừng lại, hít một hơi thật sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng và đếm đến 5. Luyện tập cách này khi con bạn trong trạng thái bình tĩnh. Đến khi con tức giận, hãy nhắc con thực hiện các bước trên. Sau một vài lần, trẻ sẽ có thể tự làm và bộc lộ cảm xúc của mình một cách hợp lý.
Cần bên cạnh giúp con ổn định tâm lý |
7, Chỉ cho con biết thế giới rất rộng lớn, phức tạp hơn và thú vị hơn con tưởng tượng
Theo nghiên cứu, hầu hết trẻ em chỉ quan tâm đến thế giới nhỏ bé của gia đình và bạn bè. Điều quan trọng là giúp con nên tìm hiểu thế giới bên ngoài xã hội, biết lắng nghe người khác nói, biết đồng cảm với nỗi đau của mọi người. Một lời khuyên quan trọng từ các chuyên gia tại Đại học Harvard: "Nuôi một đứa trẻ lịch sự, chu đáo và nhân từ là một việc rất khó khăn nhưng đó là những gì chúng ta nên làm. Không có gì khác trên thế giới này có thể so sánh với tầm quan trọng của việc này và còn niềm vui nào hơn khi chứng kiến con lớn lên với bao đổi thay, chín chắn trong suy nghĩ và trưởng thành trong từng hành động, thái độ cư xử”.
8, Dạy con nói lời biết ơn
Điều quan trọng là dạy con đừng bao giờ cảm thấy ngại khi nói lời cảm ơn với ai đó đã làm giúp mình. Hãy bắt đầu với những điều nhỏ nhất: Chẳng hạn, yêu cầu con ôm và cảm ơn bà vì những món quà bà tặng, cảm ơn bạn bè đã nâng mình khi bị ngã… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người không ngại bày tỏ lòng biết ơn sẽ sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn những người luôn né tránh điều đó.
Dạy con biết nói lời cảm ơn |
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.