Những dấu hiệu phân biệt tay chân miệng với những bệnh khác

(lamchame.vn) - Tay chân miệng đang là cụm từ nóng với những gia đình có con nhỏ. Sự bùng phát mạnh mẽ về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm khiến nhiều bậc phụ huynh lo sợ.

Hãy nắm giữ những dấu hiệu sau để biết những dấu hiệu mà con mình mắc phải có đúng là bệnh tay chân miệng hay không?

Theo các bác sĩ thì 1 trong những lý do khiến bùng phát dịch tay chân miệng đó là do bệnh này có nhiều dấu hiệu bệnh khá giống với các bệnh khác. Các bậc cha mẹ chủ quan nên dẫn đến việc chữa bệnh chậm trễ, bệnh phát triển nặng và biến chứng nguy hiểm. Đặc điểm của bệnh lở loét miệng là trong miệng thường có những vết loét đỏ hay tổn thương dạng bỏng nước. Lúc vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét trong miệng. Còn các nốt ban ở do bệnh tay chân miệng thì hơi khác. Nốt thường có màu sắc, kích thước và hình dạng khác biệt. Các nốt ban có kích thước từ 2 - 5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Để chắc chắn hơn các bậc cha mẹ có thể kiểm tra xem những nốt bỏng nước đó có xuất hiện ở lòng bàn chân, gối, lòng bàn tay, mông của trẻ hay không. Nếu có thì cần phải chú ý, bởi rất có thể lúc này trẻ bị bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm miệng do virus herpes

Bệnh tay chân miệng cũng bắt đầu từ các triệu chứng như sốt cao và đau miệng, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy cấp… các triệu chứng này khiến trẻ mệt mỏi kéo dài. Một bệnh lý có triệu chứng gần giống với bênh tay chân miệng là viêm miệng do virus herpes. Tuy nhiên, bệnh lý này chỉ có loét miệng kèm sưng các nướu lợi, không có phát ban trên da . Vì thế nếu con bị sốt cao, ăn uống kém thậm chí bỏ ăn thì bố mẹ nên ngay lập tức kiểm tra thêm những dấu hiệu khác và đưa con đến các cơ sở y tế để có những thăm khám kịp thời. Không nên tự chữa trị cũng như áp dụng các cách chữa truyền miệng trong dân gian để tránh những nốt lở loét lan rộng, hoặc hình thành sẹo, thâm. Hiện nay tay chân miệng không có thuốc điều trị đặc hiệu mà thuốc điều trị chủ yếu là để hỗ trợ triệu chứng.

Ngoài ra bố mẹ cũng không nên chủ quan cho rằng con đã mắc bệnh tay chân miệng nghĩa là đã miễn dịch, không mắc lại nữa. Thực tế trẻ hoàn toàn có thể mắc lại nhiều lần nếu bố mẹ chủ quan. Bệnh này có nhiều tuyp Entero khác nhau nên cách tốt nhất là hãy vệ sinh răng miệng, vệ sinh cơ thể cho con sạch sẽ. Cho con ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng, đồng thời nếu phát hiện ra nguy cơ lây bệnh nên tránh tiếp xúc tối đa.

Theo cafef.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang