Những lưu ý của cha mẹ khi con bị biến chứng tay chân miệng

(lamchame.vn) - Nếu dịch tay chân miệng đáng lo 1 thì những biến chứng của nó đáng lo 10  bởi sẽ xuát hiện nhiều thể biến chứng khác nhau tùy theo cơ địa của bé. Những điều này đôi khi nằm ngoài dự đoán về mặt lý thuyết của căn bệnh này.

Bé Mon ( Hà Nội) bị tay chân miệng cấp 2 cách đây 3 tháng. Trước đó bé có biểu hiện sốt và nổi mẩn dưới da. Tưởng nhẹ nên gia đình tự điều trị ở nhà. Tuy nhiên không hiệu quả. Bé nhập viện trong tình trạng đang bị biến chứng của TCM, mạch đập nhanh, hôn mê sâu. Các bác sỹ buộc phải truyền an thần cho bé tránh tính trạng hệ thần kinh của con hoạt động như khóc nhiều gây căng thẳng bệnh tình nặng hơn. Bé không thể bú mẹ hay ăn sữa ngoại mà phải ăn bằng ống xông. Bé nhanh chóng sụt cân. Rất may sau đó tình trạng được cải thiện hơn, bé được ra viện nhưng chân tay thì yếu hơn hẳn.  Đến nay bé vẫn phải chịu đựng những biến chứng liên quan đến dịch bệnh này. Mẹ bé Mon cho biết bé bị tay chân miệng đúng vào thời điểm con tập đi. Nhưng đến nay, khi bé đã 14 tháng tuổi bé chỉ có thể đứng được, khong đi được nữa. Mẹ bé thừa nhận gia đình đã chủ quan làm ảnh hưởng đến con, bé bị lây TCM từ trẻ khác do cùng đi tiêm phòng ở trạm xá. Do sức đề kháng của con yếu nên khi bị nhiễm virut nên bị nhiễm luôn.

3 tháng sau khi ra viện bé Mon vẫn chịu sự ảnh hưởng của những biến chứng từ bệnh tay chân miệng

Cho đến nay tay chân miệng vẫn là dịch bệnh chưa  có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng, điều này đã khiến nhiều mẹ có con bị tay chân miệng đứng ngồi không yên. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Nếu trẻ phải chịu những biến chứng nặng từ tay chân miệng thì ngoài việc tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sỹ bố mẹ cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng…Hạn chế tối đa việc dùng chung đồ với bé khác tránh lây chéo những căn bệnh khác. Nên để con ngủ càng nhiều càng tốt để hệ thần kinh không bị ảnh hưởng.

Nếu con sốt trên 39 độ phải tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc nhét hậu môn. Tránh tình trạng bố mẹ ngủ quên vì con có thể bị tím tái người và sốt co giật bất cứ lúc nào. Nên áp dụng đúng cách dùng thuốc hạ sốt với liều lượng cho phép không cộng dồn hoặc sử dụng liên tiếp khiến cho sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang