Những “thủ phạm” tiềm ẩn nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ trong các gia đình

Không chỉ có những sản phẩm chứa corticoid mà còn rất nhiều 'thủ phạm' khác ẩn chứa nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ.

Ngày 8/1, trên mạng xã hội rộ lên thông tin về bé gái 5 tháng tuổi ở Trung Quốc tăng cân nhanh trong khi 2 tháng liền không cao thêm chút nào, trên mặt bé mọc lông dài, thậm chí lông còn bắt đầu mọc trên khắp cơ thể.

Phát hiện những triệu chứng lạ của con, bố mẹ của bé gái ngay lập tức đưa con đi khám nhưng không tìm ra vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên sau đó, các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân chính là lọ kem dưỡng da hàng ngày và 1 sản phẩm khác cùng hãng sản xuất có chứa hàm lượng 30mg/kg clobetasol (một loại corticoid tác dụng mạnh).

Hiện, sản phẩm kem dưỡng da này đã bị thu hồi.

Những “thủ phạm” tiềm ẩn nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ trong các gia đình thường hay bị bố mẹ

Bé gái tăng cân chóng mặt, không cao thêm và mọc lông khắp người trong 2 tháng gần đây.

Những tác hại của việc lạm dụng corticoid có lẽ cha mẹ nào cũng đã biết. Nó có thể gây ra hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ em và nhiều biến chứng khác nguy hiểm với sức khỏe. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, không chỉ có những sản phẩm chứa corticoid mà ngay cả đồ chơi, thức ăn cùng rất nhiều "thủ phạm" khác đều ẩn chứa nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ.

Theo một cuộc khảo sát do Hiệp hội Giáo dục và Nâng cao Sức khỏe Trung Quốc thực hiện, tỷ lệ trẻ em dậy thì sớm ở Trung Quốc là khoảng 0,43%, tức là cả nước hiện có khoảng 530.000 trẻ em bị dậy thì sớm.

Song điều đáng nói nằm ở chỗ, ngay trong mỗi gia đình luôn tồn tại rất nhiều "thủ phạm" gây dậy thì sớm ở trẻ mà nhiều bố mẹ có thể vô tình bỏ qua.

Những loại thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ

Trong những năm gần đây, dậy thì sớm ở trẻ em là một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Nhiều người cho rằng, việc hấp thụ quá nhiều loại đồ ăn hàm chứa hormone chính là thủ phạm chính dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.

Sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Đây có lẽ là một trong những loại thực phẩm khiến các bố mẹ cảm thấy lo lắng nhất vì trong đậu nành có chứa các chất nội tiết tố thực vật (phytoestrogen) như daidzein, genistein thuộc nhóm isoflavon, có tác dụng dược lý như kích thích nội tiết tố nữ estrogen. Nó có thể kích thích sự dậy thì sớm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, phụ huynh không cần quá lo lắng bởi cần phải ăn một lượng lớn mới có thể gây ra hiện tượng này, trong khi đó lượng phytoestrogen trong đậu nành chỉ chiếm khoảng 2-5% còn hàm lượng từ đậu phụ hay các sản phẩm khác từ đậu nành đều nằm trong ngưỡng an toàn.

Những “thủ phạm” tiềm ẩn nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ trong các gia đình thường hay bị bố mẹ
 

Thực phẩm chiên, rán

Các món ăn như: gà rán, khoai tây chiên,… luôn là một trong những thứ được yêu thích, hấp dẫn và thu hút vị giác của chúng ta. Tuy nhiên khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ thay đổi chất, nếu trẻ ăn vào cơ thể sẽ mang theo và dung nạp các chất béo dư thừa, gây rối loạn nội tiết, dẫn đến dậy thì sớm.

Cùng với đó, nếu ăn những món này quá thường xuyên, dầu ăn được tái sử dụng trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao gây ra oxy hóa cũng là một trong những lý do khiến trẻ lớn nhanh trên mức cần thiết.

Rau củ quả trái mùa

Những loại rau củ quả trái mùa đa phần đều là những loại thực phẩm được "thúc chín". Do đó, việc trồng rau quả trái mùa và ép trái cây phải chín bằng chất hóa học sẽ để lại tồn dư chất độc này trong rau củ quả. Trẻ em ăn vào sẽ tạo ra nguy cơ mắc bệnh dậy thì sớm.

Đồng thời, tất cả các loại rau củ quả quá tươi ngon so với bình thường cũng nên hạn chế cho trẻ ăn. Không chỉ vậy, bố mẹ cũng nên chú ý tới tất cả những món ăn nào sử dụng chất kích thích và lưu ý mua ở các địa chỉ rau sạch, an toàn để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe.

Điểm mặt "thủ phạm" gây dậy thì sớm ở trẻ mà nhiều bậc cha mẹ phớt lờ

Mặc dù dậy thì sớm sẽ khiến bé phát triển hơn bạn cùng trang lứa nhưng thực tế càng về sau chiều cao của trẻ sẽ càng bị hạn chế. Do đó, đến tuổi trưởng thành, hầu hết chiều cao của trẻ sẽ thấp hơn so với người bình thường. Ngoài ra dậy thì sớm còn kéo theo những ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của trẻ khi trẻ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ bản thân.

Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ dưới đây!

Béo phì

Những “thủ phạm” tiềm ẩn nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ trong các gia đình thường hay bị bố mẹ
 

Theo nghiên cứu của các tổ chức có thẩm quyền, béo phì là nguyên nhân chính gây dậy thì sớm ở trẻ. Trẻ thừa cân có tỷ lệ mỡ trong cơ thể càng lớn, ăn nhiều chất béo sẽ gây rối loạn nội tiết, cơ thể trẻ tiết ra quá nhiều estrogen.

Tình trạng béo phì đang ngày càng gia tăng ở trẻ em. Sự tích tụ mỡ ở cơ thể gây rối loạn chuyển hóa nội tiết tố.

Phim và các chương trình truyền hình

Với sự phát triển của ngành công nghiệp đa phương tiện, các chương trình phim và truyền hình ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng. Theo đó khi bé tiếp xúc với các sản phẩm điện tử sẽ có thể vô tình xem được rất nhiều chương trình, clip không phù hợp với trẻ. Điều này có thể dẫn đến dậy thì sớm.

Các sản phẩm được làm từ nhựa

Số lượng lớn đồ chơi được làm bằng nhựa, cốc nước, bát đũa và các vật dụng khác đươc phát hiện có chứa este axit phthalic – chất này có vai trò tương tự như estrogen trong cơ thể người, không chỉ gây dậy thì sớm ở các bé gái mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé trai và trẻ sơ sinh.

Vấn đề dậy thì sớm ở trẻ em hiện đã và đang nhận được sự quan tâm rộng rãi của mọi người. Điều chúng ta có thể làm là kiểm soát các loại thực phẩm sẽ dung nạp vào cơ thể, môi trường sống và theo dõi thể trạng của trẻ một cách đều đặn, tin vào khoa học. Không chạy theo đám đông một cách mù quáng.

Theo đó, để ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ, các bậc phụ huynh cần bổ sung cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất và đặc biệt tăng cường rau xanh. 

Lưu ý thêm, trong rau xanh - nhất là các loại họ rau cải, súp lơ, bưởi, cam có chất Quercitin - đây là chất có tác dụng làm giảm hấp thu hormone sinh dục ngoại lai, làm chậm quá trình dậy thì sớm. Đồng thời hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm có chữa hormone sinh dục testotteron, estrogen.

Ngoài ra giấc ngủ đêm của trẻ cũng liên quan tới quá trình tiết hormone melatonin. Đây là hormone làm giảm quá trình dậy thì sớm. Vì vậy bố mẹ cần cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc và nên cho trẻ vận động từ 30 – 60 phút/ngày, vì vận động nhiều cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.

 

Link gốc": https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/nhung-thu-pham-tiem-an-nguy-co-gay-day-thi-som-o-tre-nhung-thuong-hay-bi-bo-me-phot-lo-162212101213008829.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang