Những ca trẻ bị chó nhà tấn công đau lòng
Vào tháng 7 vừa qua, một vụ trẻ em bị chó ngao cắn chết gây xôn xao Hà Nội suốt một thời gian dài. TS.BS Lê Việt Khánh, Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, BV Việt Đức đã cung cấp một số thông tin về ca thương tâm này để các bậc phụ huynh rút kinh nghiệm khi nuôi chó dữ trong nhà. Bé gái nạn nhân được xác định khoảng 8 tuổi, nhập viện trong tình trạng mạch không, huyết áp không, mất máu nghiêm trọng. Bé bị một vết thương nặng ở thái dương, tróc mảng da đầu, lộ tổ chức não, và chảy máu không cầm được. Dù đã được các bác sĩ cố gắng cứu chữa, nhưng em vẫn không thể qua khỏi do chấn thương nghiêm trọng. Gia đình đau lòng cung cấp thêm thông tin giống chó cắn em là chó Ngao Tây Tạng, nặng gần 40kg, được nuôi trong nhà từ nhỏ. Nhưng không hiểu vì lý do gì, mà chó nhà lại tấn công em một cách dữ dội, khi được phát hiện và đưa vào bệnh viện thì đã quá trễ.
Vụ việc đau lòng trên xảy ra chưa lâu, thì tiếp theo đó vào khoảng cuối tháng 7, bệnh viện Bạch Mai có tiếp nhận một ca bé trai 10 tuổi bị chó nhà tấn công phần tay và sau gáy, vết thương sâu đến tận xương và mất rất nhiều máu. Được biết, cháu bé bị tấn công khi đang cho chó nhà ăn.
Bệnh viện Bạch Mai có tiếp nhận một ca bé trai 10 tuổi bị chó nhà tấn công phần tay và sau gáy, vết thương sâu đến tận xương và mất rất nhiều máu. |
Những vụ chó nuôi tấn công gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh các bậc cha mẹ cần phải có những biện pháp và dạy con những kỹ năng để tránh bị chó dữ tấn công
Nhận biết và tránh xa chó dữ
Rất cần thiết để bậc phụ huynh nhận diện được các giống chó dữ. Điều này sẽ giúp ông bố bà mẹ suy xét nhiều hơn trong việc chọn mua giống chó nếu gia đình bạn đang có ý định nuôi chó. Hoặc đơn giản hơn, đây sẽ là kỹ năng căn bản, giúp các bé tránh xa các giống chó dữ. Các giống chó hiếu chiến và hung dữ nhất phải kể đến những cái tên như Ngao Tây Tạng; các giống Bull như Bull Terrie, American Bulldog, Pitbull; giống Doberman Pinschers cho đến Great Dane (hay còn gọi là Ngao Đức);…
Phụ huynh nên dạy trẻ nhỏ tránh xa các giống chó dữ này kể cả chó lạ hay chó nuôi lâu năm trong nhà. Gia đình có trẻ nhỏ nên xích hoặc nhốt chó vào đúng nơi quy định, tuyệt đối không chủ quan thả chó trong khu vực quanh nhà. Cha mẹ cũng nghiêm khắc dạy con không được phép trêu chọc chó như kéo tai, kéo đuôi,… hoặc lại gần lúc chó đang ăn, đang cho con bú, đang ngủ. Nhiều gia đình còn có thú vui hết sức nguy hiểm là dạy con cưỡi chó, nạt nộ chó, dẫn đến chó dễ bị kích động mặc dù bình thường các chú chó này đều tỏ ra rất hiền lành và thân thiện.
Ngao Tây Tạng là một trong những giống chó hung dữ bậc nhất |
Không được hốt hoảng bỏ chạy
Nếu không may bị chó dữ tấn công, các bậc phụ huynh cần dạy con bình tĩnh và tuyệt đối không nên bỏ chạy ngay lúc đó. Loài chó có bản năng săn mồi rất mãnh liệt, con mồi càng chạy, chúng sẽ càng “hưng phần” đuổi theo và tấn công mãnh liệt hơn. Vì vậy, nên dạy bé cách đứng yên, hai tay buông thõng như “chết lặng” chính là cách đối phó ban đầu
Không đánh vào đầu chó
Trong trường hợp đứng im rồi mà chó vẫn lao tới, cha mẹ nên dạy con kỹ năng quan sát và chộp ngay lấy vật cứng bất kỳ nào gần nhất như gậy, ghế, hoặc giày dép. Phụ huynh cũng cần lưu ý trẻ không nên đánh vào đầu vì cấu tạo sọ của chó rất cứng. Tận dụng các vật nhọn cứng để chọt vào những vùng nhạy cảm của chó như cổ họng, mắt, mũi… để khiến chó choáng váng tạm thời. Trong lúc đó, nếu linh động thì để cho chó dữ cắn vào vật gì đó thay thế càng tốt như áo khóa, dép, rồi từ từ buông những “mồi” đó ra để bỏ chạy. Vì chó sẽ bị tạm thời mất tập trung lúc đó, bé sẽ có thêm thời gian để thoát thân.
Bảo vệ những vùng quan trọng trên cơ thể
Nếu trong trường hợp tồi tệ nhất, trẻ không còn cách nào thoát thân, thì bạn nên dạy trẻ cách bảo vệ những vùng quan trọng. Tránh để chó cắn vào những vùng như mặt , cổ, đầu, gáy. Khi chó dữ đớp vào tay hoặc chân thì trẻ nên cố gắng giữ nguyên tư thế đó, tránh giằng ra vì dễ làm rách vết thương. Hãy cố dùng những bộ phận khác để tấn công vào mắt, họng , mũi chó để nó nhả phần cơ thể kia ra
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.