PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn?

Nhìn chung các bộ sách hiện nay không có bộ nào hoàn hảo cả' là nhận xét của nhà nghiên cứu ngôn ngữ đang công tác tại ĐH ở TP. HCM khi được yêu cầu đánh giá về chất lượng các bộ SGK tiếng Việt năm nay.

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn. Vì nhu cầu cá nhân, chúng tôi xin phép được ẩn danh tác giả.

Hơn một tháng tổ chức dạy và học, chương trình sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 bị nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, giáo viên, phụ huynh phản ánh không chỉ quá "nặng" mà còn quá nhiều "sạn". Trong đó, có thể đến kể hàng loạt những bài tập đọc "thiếu tính giáo dục", nhiều từ ngữ địa phương gây khó hiểu cho trẻ nhỏ.

Có thể nói chưa có lúc nào sách giáo khoa lớp 1, đặc biệt là sách tiếng Việt lại được đem ra "mổ xẻ" rôm rả như hiện nay. Dạo một vòng quanh các nhóm Facebook của các bậc cha mẹ có con vào lớp 1 năm nay mới thấy các bài phản ánh với tâm trạng bàng hoàng và cả bức xúc nhiều đến thế nào.

Bên cạnh đó, "chương trình nặng" cũng khiến nhiều trẻ gặp khó khăn với việc học. Mới lớp 1 mà đã có nhiều trẻ phải học thêm bởi sợ không theo kịp chương trình. Thế là một người đi học mà cả nhà lo lắng, mệt mỏi.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 1.

Những học sinh lớp 1 năm nay dã trải qua hơn 1 tháng học đầy sóng gió (Ảnh minh họa).

Cứ mở sách là nhặt "sạn" chi chít

Những ngày gần đây, phụ huynh đã chỉ ra một loạt "sạn" trong sách Tiếng Việt 1. Cụ thể, những hạt sạn được nhiều phụ huynh chỉ ra như sau:

Bài số 31 (tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều) dùng chữ "dưa đỏ". Theo nhiều phụ huynh, từ này không hoàn toàn chính xác, bởi thông thường hay nói là "dưa hấu đỏ" hoặc chỉ gọi là "dưa hấu" chứ chưa thấy ai dùng từ "dưa đỏ".

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 2.

Ví dụ về "dưa đỏ".

Bài 33 - "Thỏ thua rùa" viết: "Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa". Từ "nhá" là từ có nghĩa nhưng thuộc phương ngữ, chỉ dùng nhiều ở phía Bắc.

Tương tự, trong một bài tập đọc có tên "Cô Xẻng siêng năng", từ "không" thay bằng "chả" (chả muốn, chả cần…) hay bài "Mẹ con cá rô có cụm từ "thở hí hóp". Theo nhiều phụ huynh, họ chưa từng nghe tới cách dùng từ này trước đó.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 3.
 
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 4.

Những từ ngữ địa phương liên tục xuất hiện trong sách Tiếng Việt 1.

Không chỉ dùng phương ngữ tràn lan, một số kiến thức được truyền tải trong SGK lớp 1 cũng bị nhiều phụ huynh cho rằng thiếu chính xác hay cổ xúy bạo lực, dạy trẻ lươn lẹo. Trong bài tập đọc "Chuột út", gà trống được gọi là "thú dữ". Tương tự, trong bài "Hai con ngựa" dạy trẻ con tư tưởng trốn việc, khi chú ngựa ô cho rằng "có lý lắm" để nói về việc chú ngựa tía trốn việc nhà bằng cách "chủ nhà mà giục em làm, em sẽ trốn".

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 5.

Bài đọc "Hai con ngựa".

Một ví dụ khác dạy trẻ bạo lực được phụ huynh đưa ra: "Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà. Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết. Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần chén hết đàn cá".

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 5.

Câu chuyên Cua, cò và đàn cá.

Theo nhiều giáo viên, viết SGK không những đòi hỏi kiến thức chuẩn, phù hợp tâm lý lứa tuổi mà còn phải đủ sự tinh tế, giá trị, ý nghĩa. SGK mà đưa những kiến thức truyền dạy sự mưu mẹo, lừa lọc cho trẻ em lớp 1 thì "đúng là không sao hiểu nổi!".

PGS. TS ngôn ngữ nói gì?

Nói về những "hạt sạn" rất lớn trong nội dung các bộ SGK tiếng Việt năm nay, một PGS. TS Ngôn ngữ học đang công tác tại một trường ĐH ở TP.HCM cho biết: "Đúng là trong SGK không nên dùng từ ngữ địa phương mà hướng tới một ngôn ngữ phổ biến trong toàn dân. Tuy nhiên, người soạn cũng có cái khó là phải lựa chọn những tiếng đã học để soạn văn bản. Có khi tiếng đúng ngữ cảnh nhưng lại khó nên họ lúng túng. Nhưng cũng khó lòng biện minh cho việc trong một văn bản con mà sử dụng đến 5 lần từ chả".

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 6.
 

"Thật ra lỗi nặng nhất theo tôi là ở cách thức tổ chức văn bản", ông nói tiếp. Nhiều bài đọc câu từ trúc trắc, khó đọc, không có vần điệu, các câu chuyện thiếu cảm xúc, không khơi gợi được sự gần gũi, người lớn đọc cũng không hiểu thông điệp muốn truyền tải. Ví dụ văn bản Chó xù: "Chó xù lừ lừ đi ra ngõ. Lũ gà ngỡ nó là sư tử, sợ quá. Sư tử đi qua. Nó ngó chó xù: Mi mà sư tử à? Chó xù sợ quá: Dạ... chỉ là chó xù ạ" có sử dụng hàm ý và hàm ý này quá cao so lớp trình độ lớp 1. 

Hay bài tập đọc có tên Ví dụ: "Chị Thơm ra đề: Cặp của Bi có 3 quả cam. Bi đáp: Em chả đem cam ra lớp. Chị ví dụ mà… Chị tiếp nhé: Bi cho em Bốp 1 quả. Chị nhầm ạ. Em Bốp chỉ bú tí mẹ. Thì chị ví dụ mà…" lại là một văn bản dành cho trẻ em "xuất chúng" và nội dung hoàn toàn vô nghĩa. Bài tập đọc "Hứa và làm" thì lủng củng, liên kết giữa các câu không mạch lạc".

SGK sử dụng nhiều những ngữ liệu phỏng theo truyện ngụ ngôn mang tính hàn lâm, trí tuệ, nhiều lớp nghĩa, độ tuổi các em chưa tiếp cận được. Việc hiểu không hết nghĩa của ngữ liệu rất có thể khiến trẻ hiểu không đúng. Thậm chí có ngữ liệu là truyện ngụ ngôn được cắt xén đưa vào sách làm cho ý nghĩa bị hiểu sai. 

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 8.

Bài tập đọc được cho là lủng củng, liên kết giữa các câu không mạch lạc.

Chưa có bộ sách giáo khoa hoàn hảo

"Nhìn chung các bộ sách hiện nay không có bộ nào hoàn hảo cả" là nhận xét của nhà nghiên cứu ngôn ngữ này khi được yêu cầu đánh giá về chất lượng các bộ SGK tiếng Việt năm nay.

Theo ông, sách năm nay làm cập rập, tranh giành do có nhiều bộ sách được sử dụng cùng một năm, chưa thí điểm đủ lớn, đủ lâu để rút kinh nghiệm. Tốc độ triển khai bên ngoài đã nhanh mà phân bố tri thức ở nội dung sách cũng quá vội. "Đơn giản, cứ lấy thử một cuốn sách cũ so sánh với sách mới sẽ thấy ngay. Trung bình 5,6 trang sách tiếng Việt cũ thì kiến thức truyền tải mới bằng một trang của sách mới. Nói cách khác, nội dung nặng quá".

Ở sách tiếng Việt cũ, mỗi bài, học sinh học 1-2 chữ cái và có bài ôn tập xen kẽ trước khi bước sang học chữ mới. Học sinh ít khi phải học đến 3 âm, vần trong một bài nên rất vừa sức của trẻ.

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 9.

Theo sách tiếng Việt cũ năm 1990, mỗi tuần học sinh chỉ học 1-2 chữ cái.

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 10.

Có bài ôn tập xen kẽ trước khi bước sang học chữ mới.

So sánh sách cũ, nhiều người nhận thấy trẻ em ngày nay phải học quá nhiều... Chẳng hạn, ở sách tiếng Việt cũ năm 1990, phần vần bắt đầu từ bài 42, tức nếu mỗi ngày, học sinh học một bài, đến tuần thứ 9, họ mới học sang phần vần. Trong khi đó, với sách mới, trẻ đã học đến vần "ua", "ưa", "ia" dù mới chỉ ở tuần thứ 5. Phần ứng dụng trong sách giáo khoa chương trình cũ chỉ có 2 - 3 câu đơn giản thì sách giáo khoa mới có khi học sinh lớp 1 phải đọc nguyên một bài thơ hoặc cả một văn bản dài.

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 11.

ở sách tiếng Việt cũ năm 1990, phần vần bắt đầu từ bài 42, tức nếu mỗi ngày, học sinh học một bài, đến tuần thứ 9, họ mới học sang phần vần.

Trong chương trình tiếng Việt năm 2000, chuẩn kiến thức kĩ năng của học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu tốc độ đọc của các em 30 tiếng/phút. Trong khi chương trình mới lại yêu cầu học sinh lớp 1 "Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc: 40 – 50 tiếng/phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ". Ngoài ra, còn phải đọc được văn bản có độ dài 130 chữ trở lại. Có thể thấy, yêu cầu kiến thức đối với học sinh lớp 1 đã tăng gần gấp đôi.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 7.
 

Chán sách mới, nhiều phụ huynh đua nhau tìm về sách cũ

Trên các diễn đàn, nhiều phụ huynh cũng mách nhau địa chỉ để tìm mua sách giấy hoặc chia sẻ cho nhau các file sách tiếng Việt cũ. Họ "truyền tay" nhau và tiếc nuối những câu chữ đẹp đẽ đầy kỉ niệm ngày đi học ngày xưa. Hầu hết phụ huynh đều đồng ý rằng, chương trình học ngày xưa nhẹ nhàng, các bài đọc ngắn và có vần điệu, dễ nhớ, tranh vẽ mộc mạc, gần gũi. Những câu từ, câu chữ trong sách gần gũi dễ hiểu mà thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Chẳng hạn như bài thơ:

"Mẹ bế bé đi nhà trẻ.

Cô ân cần đón bé. Cô hôn bé."

"Bé lon ton ra ngõ đón bà

Bà cho bé quả cam"…

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Ảnh 8.

Sách Tiếng Việt cũ đang được lòng nhiều phụ huynh.

Theo PGS. TS Ngôn ngữ học này, sách cũ được phụ huynh yêu thích vì nó đơn giản, chấp nhận tính thiếu nhất quán nhưng dễ dùng, phù hợp với lứa tuổi. "Những bài học đầu đời rất quan trọng vì nó để lại dấu ấn sâu đậm, khó quên trong tâm trí mỗi người, SGK nên được khuyến khích dùng ngữ liệu là những câu chuyện đẹp, ngôn từ đẹp, định hướng tốt, giáo dục lối sống, kỹ năng và có thể lấy từ chính những câu chuyện có thật trong cuộc sống hằng ngày", ông nói tiếp.

PGS. TS chia sẻ, giải pháp để cải thiện vấn đề tồn đọng của SGK lớp 1 năm nay phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp giảng dạy. Hãy dành cho thầy cô một sự lựa chọn tự nguyện, nhất là thầy cô có kinh nghiệm để họ tự điều chỉnh tri thức và cách dạy sao cho đạt hiệu quả hơn. "Với phụ huynh, dù lo lắng là chính đáng nhưng không nên hoang mang quá, hãy tin tưởng thầy cô và cố gắng đồng hành cùng con. Tiếng Việt đơn giản lắm, rồi các em cũng sẽ vượt qua những khó khăn không đáng có này".

Nếu bạn có ý kiến khác về bộ sách giáo khoa lớp 1, hãy gửi bài viết cho chúng tôi theo địa chỉ: giaoduc@afamily.vn hoặc nhắn tin cho fanpage tại đây.

Chúng tôi luôn hoan nghênh các ý kiến của quý độc giả xoay quanh vấn đề này.

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/pgs-ts-ngon-ngu-noi-ve-sach-tieng-viet-lop-1-sach-lam-cap-rap-tranh-gianh-chua-thi-diem-rut-kinh-nghiem-du-lon-162201210145445690.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang