Phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em như thế nào?

(lamchame.vn) - Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em từ 6-10 tuổi. Bệnh lây từ người qua người thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus.

Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to, có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Trẻ mắc quai bị có thể bị viêm tinh hoàn (ở con trai). Đây là bệnh lành tính mà hầu như ai cũng từng trải qua một lần song nếu không phát hiện sớm và chăm sóc hợp lý bệnh có thể gây ra biến chứng viêm tinh hòan, dẫn đến vô sinh sau này.

benh-quai-bi-o-tre-em.jpg

Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, nâng đỡ cơ thể, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não...

Dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau để giảm nhẹ các triệu chứng. Uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải, nên dùng Oresol để bù nước. Hạn chế các loại thực phẩm cứng, các thức ăn nhiều gia vị, cay nóng hoặc có tính acid. Chọn các thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp.

Khi có dấu hiệu đau ở vùng mang tai, nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh, vì viêm tuyến nước bọt không nhất thiết do virus quai bị mà có thể do các virus hoặc vi khuẩn khác gây ra.

Phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em

Cách phòng bệnh quai bị ở trẻ hiệu quả nhất là tiêm vacxin phòng bệnh. Bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời. Những trẻ đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh.

Ngoài ra để phòng bệnh quai bị cho trẻ, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp dự phòng như:

Vệ sinh cá nhân thường xuyên , súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác. Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng của trẻ.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, cho trẻ đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, có nguy cơ lây bệnh cao như bệnh viện.

Nguồn: Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang