Phù chân khi mang thai: Khi nào là bình thường, khi nào sẽ nguy hiểm

(lamchame.vn) - Phù chân là hiện tượng bình thường mà nhiều mẹ bầu gặp phải khi mang thai. Tuy nhiên, phù chân cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh tiền sản giật, một bệnh rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, biên pháp giảm phù chân khi mang thai.

Nguyên nhân của phù chân khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng phù chân khi mang thai. Trong đó có thể kể đến một trong những nguyên nhân sau:

 

- Mang thai trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9kg tới 12 kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính vì vậy đã gây sức ép lên đôi chân cho các bà bầu, là một trong những nguyên nhân khiến bàn chân trở nên phù nề.

- Nội tiết trong cơ thể mẹ bầu thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.

- Sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch: Khi tử cung của bạn trở nên lớn hơn, nó đặt áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch bơm máu trở lại tim của bạn từ các chi dưới. Lượng nước dư thừa này có thể dẫn đến sưng ở chi dưới, cụ thể là chân, mắt cá.

- Tư thế đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài. Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng cũng khiến mẹ bầu bị phù chân.

- Đi giầy, dép cao cũng khiến cho đôi chân của sẽ tạo áp lực lên đôi chân của mẹ bầu. Đi giầy cao gót trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn về phía trước làm cho cơ thể bạn không được cân bằng, tạo áp lực nên vùng xương chậu và bị sưng tĩnh mạch khiến phù chân. Ngoài ra việc đi giầy cao gót khi mang thai còn gây nguy hiểm khi chẳng may bạn bị ngã.

- Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali và tăng hàm lượng muối và caffein trong chế độ ăn uống.

Phù chân khi mang thai: khi nào là bình thường, khi nào là bất thường?

Những triệu chứng phù chân khi mang thai là vấn đề phổ biến khi bầu bí do đó chúng ta không nên lo lắng quá nhiều. Nếu như mẹ bầu nhận thấy mình bị phù ở bàn chân, bắp chân, mắt cá chân hoặc ở tay thì mẹ bầu hãy yên tâm, vì đây là những dấu hiệu bình thường và phổ biến trong thai kỳ. Với những trường hợp này, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi và uống đủ nước, tình trạng sưng phù sẽ thuyên giảm.

Tuy nhiên, có một số trường hợp sưng phù bạn cần đặc biệt lưu tâm vì nó có thể nguy hiểm khi mang thai. Khi bạn bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng... đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật, bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra ngay.

Đó là những dấu hiệu cảnh báo cho tiền sản giật. Tiền sản giật là hội chứng huyết áp cao do thai kỳ, đi kèm với sự tăng protein trong nước tiểu. Chứng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra chứng co giật (sản giật) gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Yếu tố chính giúp kiểm soát tiền sản giật đó là thường xuyên theo dõi huyết áp người mẹ và nhịp tim thai nhi.

Nếu một chân của bạn có vẻ sưng nhiều hơn so với chân còn lại, đó có thể là gợi ý cho biết bạn đang gặp vấn đề về tĩnh mạch, chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là hiện tượng đông máu thường xuất hiện ở các tĩnh mạch sâu dưới chân, ở phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn.

Biện pháp để giảm phù chân khi mang thai

- Nếu bị phù chân do thiếu kali thì hãy bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày. Một số món ăn giàu kali bạn có thể ăn như: Hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt, nước cam, dưa hấu...

 


- Giữ cho cơ thể luôn đủ nước: Uống đủ nước khi mang bầu giúp lợi tiểu, vì thế có thể giảm phù ở đôi bàn chân.

- Ăn nhạt: Muối, đồ ăn mặn làm cơ thể bị trữ nước. Vì thế, nếu có thói quen ăn mặn thì nhất thiết phải hạn chế trong thời kỳ mang thai để tránh hiện tượng phù nề.

- Tránh mặc quần áo chật, tránh đi tất, giầy chật, đặc biệt là những đôi giày cao gót, tất thít chặt lấy cổ chân vì nó càng làm cho hiện tượng phù nề gia tăng.

- Không nên đứng quá lâu, mà thay vào đó hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.

- Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù ở cơ thể thai phụ.

- Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối.

- Ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng phù chân khi mang thai. Nhưng lưu ý phòng ngủ nên thoáng mát và ở nhiệt độ thường.

- Thai phụ nên năng vận động, tập thể dục thể thao trong thai kỳ như đi bộ, bơi lội, aerobic... Những động tác giãn cơ cũng có tác dụng chống lại phù chân một cách hiệu quả.

Hiện tượng phù chân khi mang thai có thể không gây nguy hiểm tới mẹ bầu nhưng nó cũng khiến nhiều cảm giác khó chịu và có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm. Để tránh bị phù chân tay khi mang thai, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng và hoạt động nghỉ ngơi khoa học và cân đối, tâm lý thoải mái thì sẽ giảm thiểu được phù chân khi mang thai.

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang