Phụ nữ sau khi sinh có nên đi lại nhiều không phụ thuộc vào phương pháp sinh thường hay sinh mổ cũng như thể trạng sức khoẻ của sản phụ.
Chế độ vận động sau sinh của sản phụ sinh mổ
Các bác sĩ cho biết, phụ nữ sau sinh môt nên đi lại ngay vào ngay hôm sau để tránh nguy cơ bị dính ruột.
Dính ruột sau mổ đẻ là một tình trạng xuất hiện một nhóm các mô hình thành giữa các cơ quan trong bụng của sản phụ, lúc này các mô và cơ quan dễ bị dính lại với nhau do mất cơ chế trơn trượt ở bề mặt mô nội bộ và cơ quan bên ổ bụng.
Triệu chứng của dính ruột sau mổ đẻ điển hình nhất là đau bụng, nhất là khi sản phụ duỗi người hoặc với cao kết hợp với đau vùng chậu. Một số sản phụ có thể gặp thêm các triệu chứng khác như chuột rút, bị nôn mửa, đầy hơi, táo bón, mệt mỏi, rối loạn tiểu tiện, thiếu máu, chán ăn dẫn tới tâm trạng sa sút, chán nản,...
Dính ruột sau sinh mổ là một vấn đề cực kì nguy hiểm và cần được can thiệp điều trị sớm. Chính vì thế, một những cách giúp phòng tránh dính ruột sau sinh mổ chính là sản phụ phải đi lại sớm. Lưu ý:
- Đi lại nhẹ nhàng giúp tăng cường hoạt động của dạ dày, của ruột, nhanh chóng trung tiện và chế nằm cố định một chỗ
- Nên nằm nghiêng, tốt nhất là kê gối sau lưng hạn chế kéo căng vùng bụng khiến vết mổ bị đau
- Không nên ăn no khi hệ tiêu hoá chưa thực sự hoạt động bình thường trở lại. Ăn quá no sau sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ táo bón, tắc ruột hoặc dính ruột.
Bên cạnh đó, thời gian hồi phục vết mổ ở sản phụ cũng sẽ lâu hơn so với phụ nữ sinh thường. Thông thường sẽ mất khoảng 2 - 3 tuần để sản phụ có thể đi lại bình thường như người bình thường.
Điều quan trọng chính là chú ý tới các bất thường của cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái để nhanh hồi phục sức khoẻ cũng như giúp sữa nhanh về hơn.
Đọc thêm:
+ Uống gì lợi sữa? Gợi ý 18 thức uống lợi sữa cho mẹ sau sinh
+ Mách mẹ bầu hơ mặt bằng nghệ và muối sau sinh hiệu quả
Sinh thường có nên đi lại nhiều không?
Khác với sinh mổ, việc đi lại nhiều hay không của phụ nữ sau sinh thường phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khoẻ cũng như cơ địa hồi phục. Thông thường các mẹ có thể đi lại bình thường sau khoảng 1 tuần.
Việc đi lại giúp sản phụ đẩy sản dịch ra ngoài, tránh nguy cơ bị bế sản dịch hay nhiễm trùng. Tuy nhiên việc đi lại cần nhẹ nhàng, đầu tiên nên di chuyển trong phòng rồi dần dần mở rộng phạm vi. Đi lại nhẹ nhàng còn giúp sản phụ nhanh lành vết khâu tầng sinh môn và giảm nguy cơ mưng mủ vết rạch.
Thời gian ở cữ sau sinh bao lâu là hợp lý?
Sau sinh các mẹ thường có thói quen kiêng cữ để tránh nguy cơ dễ bị đau ốm, nhức mỏi xương khớp hay nhức đầu,... về sau. Theo quan niệm xưa thì phụ nữ sau sinh nên kiêng cữ 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học hiện đại thì sản phụ sau sinh nên "ở cữ" khoảng 1 tháng và không nhất thiết phải kiêng khem theo các quan niệm xa xưa.
Cụ thể:
- Về ăn uống: Sau sinh phụ nữ nên có chế độ ăn đầy đủ chất giúp lấy lại năng lượng cũng như gọi sữa về cho em bé. Tuy vậy, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều mà nên hạn chế các thực phẩm chua, lạnh, ăn uống vệ sinh sạch sẽ, tránh những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn,...
- Về vận động: Sau sinh sản phụ nên tránh vận động quá mạnh, mang vác vật nặng do cơ thẻ chưa thực sự hồi phục. Mẹ nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể thư giãn.
- Nghỉ ngơi: Nên tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Mẹ sau sinh nên tránh ngồi quá lâu ở một tư thế để phòng tránh đau lưng. Bên cạnh đó cần tránh bị căng thẳng, mệt mỏi,...
- Nên tắm gội bằng nước ấm, không cần kiêng tắm gội như quan niệm xưa.
Một số dấu hiệu sau sinh cần thăm khám ngay
Sau sinh nếu sản phụ gặp các vấn đề sau cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám sớm:
- Đau, sưng phồng hay tấy đỏ ở bắp chân: nguy cơ thuyên tắc mạch máu
- Đau tức ngực kèm khó thở: nguy cơ thuyên tắc phổi
- Chảy máu âm đạo ồ ạt, tụt huyết áp, tím tái mặt, tim đập nhanh: nguy cơ băng huyết sau sinh
- Sốt kèm đau tức bụng: nguy cơ nhiễm trùng sau sinh
- Đau nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa: nguy cơ tiền sản giật.
Nguồn tham khảo: NHS.uk, Healthiline
https://afamily.vn/phu-nu-sau-khi-sinh-co-nen-di-lai-nhieu-khong-20220308102431082.chn
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.