Rùng mình, thứ bẩn nhất không phải là bồn cầu mà là chiếc thớt trong bếp

(lamchame.vn) - Chúng ta vẫn nghĩ rằng bồn cầu là nơi bẩn nhất? Không phải như vậy, có 1 vật dụng quen thuộc khác mà nếu không được thay định kỳ thì nó còn bẩn hơn bồn cầu đó chính là chiếc thớt.

Thớt dùng để thái chặt đồ ăn chín – đồ ăn sống. Hầu như khi chế biến đồ ăn ai cũng phải dùng đến thớt. Dù nó được rửa mỗi ngày. Nhưng nó vẫn là thứ bẩn nhất trong nhà. Nhất là những gia đình có thói quen dùng thớt lâu năm. Vì thế đừng tự hào khoe rằng nhà bạn có chiếc thớt gỗ nghiến bền, dùng cả chục năm mà không hỏng. Hãy lấy đấy làm điều lo lắng vì có thể chiếc thớt đó đang chứa đến hàng triệu loại vi khuẩn không thể diệt được tận gốc.

Bà Ding ở Quảng Đông (Trung Quốc) được các bác sỹ chuẩn đoán mắc chứng lao phổi. Sau khi hỏi chi tiết, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh đến từ thiếc thớt gỗ đã dùng tới gần 20 năm. Chính vì chiếc thớt đã quá cũ ký, phát triển cả nấm mốc bên trong nhưng không được khử trùng, làm sạch nên đã nhiễm vi khuẩn Mycobacterium Bacillus. Trong khi đó, bệnh lao thực quản gây ra bởi sự xâm nhập trực tiếp của Mycobacterium tuberculosis vào niêm mạc thực quản. Khi bà Dinh dùng chiếc thớt này chế biến thức ăn đã khiến vi khuẩn bám vào thức ăn và các đồ vật xung quanh từ đó lây truyền vào thực quản.

Những chiếc thớt dùng lâu năm còn "bẩn" hơn cả bồn cầu

Không chỉ có  vi khuẩn Mycobacterium Bacillus mà những chiếc thớt còn có hàng triệu loại vi khuẩn nấm mốc khác. Có thể kể đến như ecoli salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột). Nhiều người lầm tưởng chỉ cần chà rửa theo cách thông thường bằng nước rửa chén có thể tẩy đi hết vết dơ, bụi bẩn bám trên mặt thớt.  Nhưng không phải như vậy, những loại vi khuẩn này bám sâu vào từng thớ thớt. Chúng sinh sôi nảy nở ở đó khiến cho chúng ta không thể diệt tận gốc.

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn là hãy chọn những chiếc thớt tốt có độ đàn hồi cao. Nên thay định kỳ thớt 6 tháng / lần với thớt nhựa. 1 năm 1 lần với thớt gỗ và thớt tre. Trong thời gian sử dụng nên ngâm thớt trong muối mặn, hay dùng chanh chà xát lên để loại bỏ những loại vi khuẩn có hại. Bạn cũng nên phân biệt thớt thái thịt chín với thớt thái đồ sống riêng. Nên để thớt ở những vị trí khô ráo, không bị ẩm ướt và tốt nhất là nên phơi khô rồi mới cất đi. Trước khi sử dụng có thể tráng qua nước nóng già. Nếu thớt dù còn mới nhưng có biểu hiện nấm mốc thì cũng đừng tiếc mà giữ lại để dùng bởi những nấm mốc này có thể theo đồ ăn vào cơ thể bạn làm bạn ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe .

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang