5 tháng tuổi là thời điểm trẻ sơ sinh có nhiều sự thay đổi đáng kể. Quan sát và tìm hiểu con khi được 5 tháng về những thay đổi, sự phát triển của bé, cũng như nhu cầu dinh dưỡng của con, chắc chắn sẽ giúp bố mẹ chăm sóc con tốt hơn, giúp con phát triển toàn diện hơn.
Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì?
Bạn sẽ thấy rõ sự phát triển của bé vào khoảng thời gian bé được 5 tháng tuổi. Bé linh hoạt hơn rất nhiều và luôn biết thu hút sự chú ý của những người xung quanh, bằng những cử chỉ vô cùng đáng yêu. Trẻ 5 tháng tuổi đã có thể làm rất nhiều thứ từ khả năng thích ứng cho đến việc giao tiếp, ngôn ngữ,..
-
Biết làm nhiều thứ tiếng, có những thứ bé tự làm có những thứ bé bắt chước theo những người khác, vật khác
-
Biết phản đối khi bị người khác lấy đi đồ chơi hay làm bé không hài lòng.
-
Bé muốn được sờ, cầm nắm và nếm mọi thứ. Bé có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.
-
Thị giác của trẻ sơ sinh cũng có nhiều cải thiện đáng kể và có khả năng phân biệt 2 màu sắc tương phản. Bé cũng đã có thể phân biệt được mình và mẹ trong gương,..
-
Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi đã biết sử dụng các ngôn ngữ khác nhau mặc dù chẳng ai hiểu trẻ đang nói gì. Chẳng hạn khi thấy vật gì quen thuộc bé có thể phát ra âm thanh, còn biết tự “nói chuyện” với chúng hay khi nghe thấy âm thanh bé sẽ phản ứng lại hoặc tìm nơi phát ra chúng.
Chăm sóc dinh dưỡng và giấc ngủ cho trẻ 5 tháng tuổi như thế nào
Đây được coi là thời điểm khá nhạy cảm về chế độ ăn của con vì có người cho rằng vẫn để con bú mẹ hoàn toàn, có người lại bảo nên cho con học ăn dặm. Nhưng theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng thì việc cho trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi ăn dặm vẫn còn khá sớm. Mẹ nên cho bé bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời sau đó bổ sung thức ăn cho con bằng các món ăn dặm. Và trên thực tế, mỗi bé sẽ có sự khác nhau, có trẻ cảm thấy tò mò mỗi khi thấy thức ăn trên bàn ba mẹ, có trẻ vẫn cảm thấy hài lòng với việc bú mẹ mà chẳng cần gì khác.
Trẻ 5 tháng tuổi sẽ có giấc ngủ ngon hơn ít quấy đêm hơn trước, lịch trình ngủ – thức đều đặn hơn, chính vì thế mà nên tập cho trẻ thói quen ngủ đêm. Thời điểm này trẻ có thể ngủ một giấc dài 6 – 8 tiếng vào ban đêm và 2 – 3 giấc ngắn vào ban ngày. Trung bình là 14 – 15 giờ/ngày. Vì thế, mẹ nên cân đối giữa việc cho ăn và ngủ để trẻ không bị đói nhé!
Phát triển kỹ năng cho trẻ 5 tháng tuổi thông qua các trò chơi
Giờ thì các mẹ phần nào đã hình dung ra được trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì rồi đấy! Việc tiếp theo ba mẹ là cùng trẻ phát triển những kỹ năng đầu đời này thông qua các trò chơi.
-
Cho bé những đồ chơi mà bé có thể nhận những đáp ứng lại từ đồ chơi đó, ví dụ như 1 cái hộp nhạc mà bé có thể khởi động khi kéo 1 cái quai cầm. Ở 5 tháng tuổi bé có thể chơi trong chiếc nôi có trò chơi hoặc với những vật treo có thể chuyển động được.
-
Để vào nôi bé 1 chiếc gương bằng kim loại không vỡ để bé có thể tự thấy mình. Nên chơn cái gương tốt để bé có thể thấy hình ảnh mình rõ ràng và nên bảo đảm rằng gương không có cạnh sắc.
-
Lặp lại những gì bé “nói”, động viên bé nói chuyện và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Nói với bé những từ hay cụm từ ngắn.
-
Tạo cơ hội cho bé gặp những em bé khác. Cho chúng nhiều thời gian để nhìn nhau, cười, “nói chuyện” và trườn tới gặp nhau.
Có thể thấy, trẻ 5 tháng tuổi đã có nhiều thay đổi thú vị về sự vận động và phát triển não bộ, lẫn cảm xúc. Còn về việc bé ăn được gì, mẹ không nên quá sốt ruột hay nôn nóng nhé, nếu bé chưa hoàn toàn sẵn sàng cho việc làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Hãy là một người mẹ thông thái, để có thể giúp bé phát triển toàn diện với sự chăm sóc khoa học, phù hợp và tình yêu thương trọn vẹn của mình dành cho con các mẹ nhé.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.