Thời nào thì giun sán cũng là ác mộng đối với sức khỏe của trẻ

(lamchame.vn) - Bạn nghĩ rằng mấy chục năm trước khi thiếu thốn đủ thứ thì trẻ mới bị giun sán nhiều ? Bạn nghĩ rằng giờ không cần thiết phải tẩy giun cho con định kỳ? Chính những suy nghĩ chủ quan này có thể khiến con bạn “khóc thét” vì giun sán.

Thời gian gần đây báo chí liên tục đưa tin những trường hợp như giun bò lên cả mắt, giun lúc nhúc dưới da khiến không ít người kinh hoàng. Nhưng đó không phải là trường hợp cá biệt bởi giun sán là mối lo ngại chung mà các bà mẹ bỉm sữa dành cho con mình.  Là loại kí sinh trùng, giun thường gặp ở trẻ với nhiều con đường lây nhiễm và biểu hiện khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là giun móc và giun. 
Trứng giun theo con đường ăn uống vào ruột non, chúng sống ở đó  thành giun trưởng thành và lại để trứng xung quanh hậu môn của trẻ, khiến trẻ bị ngứa. Trẻ khi có nhận thức sẽ gãi vùng bị ngứa, trứng giun từ đó bám vào tay và rơi ra quần áo hoặc chăn màn. Từ đó lại nhiễm ngược lại vào cơ thể. Trẻ cũng có thể nhiễm giun sán từ những loại thực phẩm không đạt chất lượng, những loại rau bị tưới phân sống. 

Bé bị nhiễm giun sán sẽ thường xuyên quấy khóc và không lên cân


Ngoài triệu chứng ngứa hậu môn thì trẻ khi bị nhiễm giun sán sẽ có những biểu hiện như sau khó ngủ, khó chịu, đau bụng, đi ngoài phân bất thường như lẫn máu. Trẻ cũng không tăng cân thường xuyên, da vàng vọt. Bạn có thể nhận biết trẻ bị giun hay không ngay tại nhà của mình. Bạn dùng đèn  kiểm tra hậu môn của trẻ vào ban đêm, nếu trẻ có giun sẽ thấy những  con giun mỏng, trắng di chuyển . Hoặc bạn dùng băng dính dán lên hậu môn của trẻ, bóc ra nếu thấy trứng thì chắc chắn trẻ đang bị nhiễm giun sán. 
Bạn nên cho bé uống thuốc tẩy giun định kỳ 2 lần/ năm hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ. Việc tẩy giun này cần thực hiện đồng loạt cho cả nhà góp phần giảm tình trạng lây nhiễm chéo.Nếu không ấu trùng giun, sán sẽ di chuyển vào nội tạng khiến cho trẻ khó chịu thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt nếu ấu trùng lên đến mắt thì có thể gây mù lòa. 
Bạn có thể phòng ngừa giun sán bằng cách chủ động rèn luyện thói quen giữ gìn vệ sinh cơ thể cho trẻ. Đầu tiên bằng việc rửa tay thường xuyên trước khi ăn uống hoặc sau khi đi đại tiểu tiện. Cắt móng tay móng chân thường xuyên. Luôn luôn ăn chín uốn sôi, dùng thực phẩm sạch và đã qua rửa hoặc ngâm nước muối . Đồ chơi, quần áo, vật dụng cá nhân... của bé cần được vệ sinh sạch sẽ vì đây có thể là môi trường trứng giun sán ký sinh.
 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang