Thế nào là dây rốn quấn cổ?
Dây rốn quấn cổ thai nhi hay tràng hoa quấn cổ xảy ra là do các tư thế xoay chuyển của thai nhi trong tử cung trước khi sinh và hiện tượng này thường xảy ra ở các bé hiếu động (rất nghịch trong bụng mẹ). Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn không đủ, cấu trúc dây rốn yếu, quá nhiều nước ối, dây rốn dài bất thường, thai đôi hoặc đa thai.
Tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng vì theo thống kê, có đến 1/3 số trẻ sinh ra có dây rốn quấn cổ. và hầu hết các bé đều không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên thực tế, nhiều cha mẹ vẫn có cảm giác không yên tâm và lo lắng nếu phát hiện em bé của mình bị dây rốn quấn cổ, thậm chí nhiều mẹ bầu còn truyền tai nhau rằng, bà bầu với tay cao sẽ khiến con bị dây rốn quấn cổ, gây nguy hiểm cho thai nhi.
|
||
Bà bầu với tay cao không liên quan đến việc thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Sự thật là chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh mối quan hệ giữa việc bà bầu với tay cao sẽ khiến con bị dây rốn quấn cổ. Có lẽ quan niệm này nhằm mục đích sâu xa hơn đó là nhằm hạn chế bà bầu lấy đồ ở trên cao bằng cách với 2 tay lên trên, kiễng chân bởi nó có thể khiến mẹ bầu trượt chân ngã. Bởi vì khi mang thai các động tác đột ngột, các tư thế làm mất thăng bằng đều nguy hiểm và có thể gây té, gây sang chấn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Vì vậy bạn hãy hạn chế tối đa việc vươn tay lên cao nhé.
Ngoài ra, bà bầu cũng cần lưu ý các vấn đề sau:
Nhấc vật nặng, ôm trẻ con
Thai phụ từng bị sảy thai hoặc sắp sinh con không nên nhấc vật nặng một cách đột ngột và ôm trẻ con bởi dễ ảnh hưởng tới bụng, dễ sảy thai hoặc sinh non.
Ngoài ra, khi nhấc vật nặng hoặc ôm trẻ con, thai phụ sẽ phải ngửa ra sau để giữ thăng bằng, gây tổn thương đến vùng lưng và eo.
Ngồi lâu, đứng lâu
Phụ nữ mang thai rất dễ phụ phù thũng. Nguyên nhân do tử cung mở rộng, chèn ép việc tuần hoàn máu. Do đó, thai phụ phải ngồi hoặc đứng nhiều không cẩn thận sẽ dễ mắc chứng giãn tĩnh mạch và phù thũng.
Khom lưng đột ngột
Bụng bầu ngày càng to, eo và lưng sẽ càng phải gánh thêm nhiều lực. Do đó, phụ nữ sẽ rất dễ bị đau lưng khi cúi người nhặt đồ vật, ảnh hưởng tới bụng.
Ngoài ra, đột ngột khom lưng rồi ngẩng đầu lên còn dễ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, hoa mắt.
Luyện tập các động tác yoga quá khó
Tuy phụ nữ có thai hoàn toàn có thể tập thể thao hoặc yoga tăng sức khỏe nhưng cần chú ý không nên thử sức với những động tác quá khó như: đứng một chân, uống cong lưng, trồng cây chuối, nhảy cao... bởi nó rất dễ khiến cơ thể mất thăng bằng và trượt ngã, ảnh hưởng tới thai nhi.
Theo Thành viên diễn đàn Lamchame tổng hợp
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.