Tim thai yếu có nguy hiểm không? - Những điều mẹ cần lưu ý

(lamchame.vn) - Tim thai yếu là điều hết sức nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Điều này làm cho các mẹ bầu cảm thấy lo lắng và bất an.

Tim thai yếu là như thế nào?

Tim thai là cơ quan hình thành và phát triển sớm nhất của thai nhi. Ngay từ tuần thứ 2 của thai kỳ, phôi thai đã có 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim và đến tuần thứ 5 của thai kỳ, phôi thai sẽ xuất hiện tim thai và đến tuần thứ 6 thì tim thai đã bắt đầu hoạt động. Sau đó, đến tuần thứ 7 thì tim thai đã chia thành 2 buồng và có nhịp đập rõ ràng hơn.

Ảnh minh họa

Thông thường nhịp tim thai sẽ dao động trong khoảng 140-160 nhịp/phút. Nếu thai nhi hoạt động nhiều trong bụng mẹ, nhịp tim có thể tăng lên 180 nhịp/phút. Khi thai nhi phát triển càng lớn thì nhịp tim thai sẽ giảm dần vào các giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuần thứ 14 nhịp tim là khoảng 150 nhịp/phút, tuần 20 là 140 nhịp/phút và đến những tháng cuối là 130 nhịp/phút.

Nếu nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút thì được coi là tim thai yếu.

Tim thai yếu có nguy hiểm không?

Tim thai yếu, nhất là trong 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu dự báo nguy cơ sảy thai sớm. Tốc độ nhịp tim của thai nhi dưới 70 nhịp/ phút trong tuần thai 6-8 có tỷ lệ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, bạn có 50% nguy cơ sảy thai.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tim thai yếu, có thể kể đến các nguyên nhân chính như:

- Mẹ bầu bị huyết áp thấp

- Khả năng lưu thông máu đến tử cung của mẹ kém

- Nhau thai có sự bất thường

- Vỡ tử cung

- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Tùy thuộc nguyên nhân và tuổi thai, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Bạn có thể được đề nghị thực hiện siêu âm thai để đánh giá chính xác tình trạng tim mạch của thai nhi. Với những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.

Mẹ bầu nên làm gì khi tim thai yếu?

Tim thai yếu có mức độ nguy hiểm ra sao còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tuổi thai, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp và an toàn nhất. Chẳng hạn như sau khi siêu âm thai, nếu trường hợp thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nhẹ thì không cần phải điều trị chuyên sâu, chỉ cần mẹ cẩn thận trong ăn uống và sinh hoạt là được. Còn đối với những trường hợp nặng thì bắt buộc bác sĩ phải có những biện pháp can thiệp sớm nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.

Về cách phòng ngừa tim thai yếu thì thực chất mẹ không thể ngăn chặn nguy cơ này 100% được mà mẹ chỉ có thể thực hiện một số điều sau đây để giảm thiểu tối đa các nguyên nhân gây bệnh đối với thai nhi như:

- Tiêm phòng trước khi mang thai để ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm tấn công thai nhi.

- Có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đầy đủ, hợp lý, đặc biệt là axit folic. Bởi theo thống kê thì những trẻ được bổ sung axit folic đầy đủ có thể ngăn ngừa đến 70% nguy cơ dị tật bẩm sinh, trong đó có cả vấn đề tim thai yếu.

- Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, mẹ bầu cũng không nên làm việc quá nặng, vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

- Từ bỏ tất cả những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, uống café, không được tự tiên dùng thuốc, ngay cả vitamin tổng hợp cho bà bầu khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

- Tập thể dục khi mang thai và vận động nhẹ nhàng đều đặn để giúp tăng cường sức khỏe vừa giúp ngăn ngừa nguy cơ thai nhi mắc bệnh tim mạch.

- Giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, không cáu gắt bởi thai nhi chính là một phần trong cơ thể mẹ nên bất kỳ trạng thái nào của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

- Khám thai định kỳ thường xuyên để theo dõi sát sao tình trạng của thai nhi, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ.

Tim thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai khỏe mạnh?

Các bác sĩ đầu ngành sản khoa cho biết: Hầu hết các trường hợp bị tim thai yếu thường xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là giai đoạn cơ thể người mẹ có những thay đổi sinh lý để thích nghi với việc mang thai và cũng là thời điểm quan trọng cho sự phát triển thần kinh não bộ của trẻ.

[​IMG]

Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong bụng, mẹ bầu cần chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách lựa chọn một số loại thực phẩm sau, bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày của mình:

-Tim thai yếu nên bổ sung thêm chất sắt
Chất sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò, cá hồi, gan, tim, cật và các loại hạt ngũ cốc giúp tăng lượng máu trong cơ thể, kích thích lưu thông máu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai.

Tim thai yếu nên bổ sung chất đạm
Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt gia cầm, trứng, sữa, cá, đậu nành thường giàu năng lượng và dễ hấp thu.

Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ bầu có thể an thêm bữa phụ để bổ sung năng lượng, giúp cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển các tế bào mô của thai, kích thích tuyền vú và tử cung phát triển trong cả thai kỳ.

- Tim thai yếu nên bổ sung canxi
Canxi có nhiều trong hải sản tôm cua ghẹ, rau xanh, đạu đỗ, trứng, sữa giúp hệ thần kinh hoạt động tốt và tăng khả năng đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương vững chắc cho trẻ.

-Tim thai yếu nên bổ sung axit folic (Vitamin B9)
Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh như rau muống, cải xanh, súp lơ, bó xôi, ngũ cốc, thịt gia cầm, gan, tim động vật…

Việc bổ sung axit folic sẽ giảm được nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ mà mẹ bầu nên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày.

-Tim thai yếu nên bổ sung tinh bột
Tinh bột là loại dưỡng chất thiết yếu để bổ sung năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày của mẹ. Ngoài cơm, mẹ có thể bổ sung thêm bánh mỳ, bún, phở để thay đổi khẩu vị và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

-Tim thai yếu nên bổ sung vitamin D
Ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, bé cần được bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D để phát triển hệ xương và hình thành răng sữa. Vì vậy, ngoài việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, mẹ cũng nên chú ý phơi nắng buổi sáng trước 8h khoảng 10 phút mỗi ngày để tăng cường vitamin D và hấp thụ canxi một cách tối ưu.

Vitamin C
Vitamin C là một loại khoáng chất rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt là các mẹ bầu. Đây là hợp chất chống oxy hóa rất tốt, giúp mẹ tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch khi mang thai, chống lại bệnh tật rất tốt.

Vitamin C có nhiều trong hoa quả trái cây tươi, rau xanh giúp hỗ trợ phát triển hệ xương vững chắc, cơ và mạch máu cho tế bào thai, tạo sự bền chắc cho nhau thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, giấm tỏi, hạt tiêu, mù tạt… Các loại thực phẩm kích thích co bóp tử cung như rau ngót, đu đủ xanh, ngải cứu, rau chùm ngây đều không tốt cho thai phụ, nếu tim thai yếu sẽ dễ dẫn đến sảy thai.
 

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang