Ung thư bạch cầu (ung thư máu) là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em. Hai nguyên chính của căn bệnh nguy hiểm này là di truyền và nhiễm trùng do tiếp xúc với môi trường nhiễm bệnh.
Trẻ ít bị bệnh, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài dễ mắc bệnh bạch cầu (Ảnh: gkreading) |
Theo nghiên cứu, trẻ nhỏ lớn lên trong gia đình quá sạch sẽ, ít mắc bệnh và ít tiếp xúc với bạn bè có nhiều khả năng mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ từ 0 đến 4 tuổi, sau vài tuần tích tụ trong máu, bệnh sẽ lan sang các bộ phận khác như gan, các hạch bạch huyết và hệ thần kinh.
Trong khi di truyền chỉ chiếm 1% tổng số các ca mắc bệnh, thì hệ miễn dịch yếu là nguyên chính của căn bệnh này. Theo Giáo sư Mel Greaves, những trẻ tiếp xúc với nhiễm trùng khi dưới 1 tuổi sẽ giúp hệ miễn dịch được tăng cường. Đối với những trẻ ít mắc bệnh, một khi bị nhiễm trùng sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư bạch cầu rất cao.
Trẻ tiếp xúc với bệnh nhiễm trùng sớm có hệ miễn dịch tốt hơn (Ảnh: Pinterest) |
Để phòng tránh bệnh ung thư bạch cầu, cần phải tránh xa những tác nhân gây bệnh như: môi trường bức xạ, các hóa chất độc hại hoặc nguồn bệnh dễ gây nhiễm trùng. Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, cần điều trị tại cơ sở y tế nhanh nhất có thể.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.