Thành tích của trẻ thường là kết quả của sự giáo dục của cha mẹ. Tính cách, thái độ và cách ứng xử với người khác của trẻ thường rất giống cha mẹ.
Những đứa trẻ có 3 khả năng này hầu hết đều đến từ việc gặp được những bậc cha mẹ tuyệt vời:
1.Tự tin và không hợm hĩnh
"Tự tin là nền tảng cho sự thành công của một người, là tài sản quan trọng trong cuộc sống". Nuôi dưỡng một đứa trẻ tự tin không cần phải làm nhiều điều cao xa, rất nhiều khoảnh khắc trong cuộc sống tưởng vô tình nhưng quyết định nhận thức của trẻ em về bản thân.
Khi cha mẹ dỡ bỏ sự lo lắng trong trái tim, tin tưởng vào khả năng của đứa trẻ, cho con một không gian để tạo ra sự phát triển tự do sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn, dám dựa vào đôi cánh của mình để trưởng thành.
Trẻ tự tin, hào phóng, dám thể hiện những ưu điểm của mình, tự hào về những ưu điểm đó mà vẫn giữ thái độ khiêm tốn, không nhìn người khác một cách hợm hĩnh, tôn trọng và cảm thấy thoải mái khi hòa đồng với những người khác.
Đối với những đứa trẻ tự tin và khiêm tốn, cha mẹ chúng tử tế với người khác. Họ khuyến khích con làm những việc con cảm thấy chưa tự tin. Họ cũng đặt ra những quy tắc cho con trên nguyên tắc cởi mở, dân chủ, góp ý cho con và không can thiệp những lựa chọn quan trọng của con mình.
2. Yêu bản thân, yêu người khác
Giới trẻ phải chịu rất nhiều áp lực từ học hành, thi cử, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy cô... Nếu như không có tâm lý vững vàng, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, nhiều em rất dễ có những suy nghĩ bế tắc, lệch chuẩn và có những quyết định sai lầm.
Việc dạy con biết yêu thương bản thân từ khi còn nhỏ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng, không chỉ giúp con xây dựng sự tự tin, lòng dũng cảm, bản lĩnh đương đầu với khó khăn, mà còn giúp con biết quý trọng bản thân, biết yêu thương người khác, có những trải nghiệm mới mẻ trong cuộc sống, cũng như biết tránh xa những việc gây tổn thương cho con sau này.
Nhiều cha mẹ sẽ luôn động viên khi con cái gặp khó khăn. Họ không ngại nói yêu con, thường xuyên ghi nhận những cố gắng của con, không so sánh... Con cảm nhận được năng lượng yêu thương tràn đầy và vô điều kiện đó của cha mẹ. Từ đó, trẻ có sự giàu có trong tâm hồn, biết yêu thương bản thân và biết thể hiện tình yêu.
Khi gặp người khác giới, con sẽ hiểu mẫu người nào phù hợp với mình, biết dùng lý trí và tình cảm, có tính cách độc lập, tự chủ, rất thông minh và chín chắn.
3. Ổn định cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc là khả năng tự kiềm chế, điều chỉnh và quản lý cảm xúc cũng như hành vi cho phù hợp trước một tình huống cụ thể nào đó. Nó bao gồm khả năng chống lại các phản ứng cảm xúc cao đối với các kích thích gây sự khó chịu, làm dịu bản thân khi buồn phiền, điều chỉnh để thay đổi kỳ vọng và xử lý sự thất vọng mà không cần bộc phát.
Năng lực bẩm sinh của một đứa trẻ để điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc chính là dựa vào khí chất và tính cách. Một số trẻ gặp khó khăn trong việc tự làm dịu bản thân và sẽ rất căng thẳng, khó chịu nếu mọi người xung quanh làm trái ý.
Môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cảm xúc của trẻ. Khi cha mẹ giận dữ hoặc dành quá nhiều thời gian dỗ dành trẻ khi trẻ buồn bã hay tức giận, trẻ sẽ khó phát triển được tính tự giác. Trong những tình huống đó, trẻ về cơ bản sẽ trông chờ vào cha mẹ để được kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc từ bên ngoài.
Trẻ em đã quen với sự khuyến khích của cha mẹ từ khi còn nhỏ sẽ có tính cách tích cực. Cha mẹ không bao giờ xúc phạm hay chế giễu chúng. Trẻ sẽ có tình cảm ổn định, quan điểm chính trực và nhân cách tốt.
Muốn cho con không cáu kỉnh, trước tiên hành vi, thái độ của cha mẹ phải ổn định, làm tấm gương sáng cho con. Dù là trong cuộc sống thường ngày, hay là khi người khác trút sự cáu giận lên mình, đều không được làm nô lệ của cảm xúc.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.