Trẻ con Nhật trở nên tự lập là nhờ cha mẹ áp dụng 3 phương pháp đơn giản này!

Sau đây là 3 cách mà phần lớn các bà mẹ Nhật áp dụng để tạo tính tự lập cho con.

Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất

Trước tiên là phải tạo ra một nếp sinh hoạt gia đình phù hợp, tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học, đưa ra những quy định rõ ràng trong nhà và luôn luôn ghi nhớ rằng bố mẹ phải là người đầu tiên tuân thủ những quy định đã đề ra.....

Hãy tập cho trẻ từ những việc làm dễ ngay từ nhỏ. Chuẩn bị tốt những kỹ năng như vậy trẻ mới có thể làm tốt những việc lớn, phức tạp hơn sau này. Dạy bé phân biệt mặt trước sau, trái phải và cách xỏ tay khi mặc quần áo. Áo quần sau khi phơi khô để con tự gấp, uống nước xong tự cất ly, chơi đồ chơi xong tự dọn... Có thể bé sẽ mất rất nhiều thời gian trong những lần đầu tiên. Nhưng mẹ nên kiên nhẫn, khuyến khích hoặc khen ngợi bé thay vì làm dùm bé. Sau một vài lần, bé hoàn toàn có thể tự mặc quần áo một cách nhanh chóng.

- Sử dụng tấm trải bằng nhựa dưới bàn ăn, mục đích để tránh đổ vỡ và thức ăn rơi vãi. Bát đũa đều là những sản phẩm được thiết kế phù hợp các bé.

- Khi vệ sinh cá nhân, mẹ sẽ đặt chiếc ghế để con có thể với tới bồn vệ sinh và mẹ luôn trông chừng bên cạnh. Quần áo sử dụng các loại khóa kéo để con có thể dễ dàng mặc chúng.

- Khi mang giày dép để tránh việc trẻ mang trái, các đôi dép thường có đính các hình ngôi sao, hoa... để bé có thể phân biệt được trái phải.


 

Tự lập khi đi học

Khi ở nhà hay đi học, ba mẹ Nhật đều chú ý đến việc dạy con tự lập và luôn khuyến khích con tự làm những việc cá nhân của mình.
Trẻ em Nhật được dạy phải tự mình mặc quần áo, mang giày và xách đồ của mình bởi vì các em phải thay đồ rất nhiều lần khi ở trường: khi mới đến lớp, trẻ phải tháo giày ra và thay bằng dép đi trong nhà; nếu có giờ học thể dục, trẻ cũng phải thay đồ và giày. Tất cả những việc đấy các em đều phải tự làm.


Trẻ em Nhật bản được được dạy cách tự lập khi đến trường

Sau giờ học, trẻ em Nhật phải thu dọn bàn ghế và phòng học của mình. Lau bảng, giặt khăn lau, quét lớp… những công việc như vậy được các em chia đều và cùng nhau làm, vừa giúp được lẫn nhau.

Ở các trường mẫu giáo Nhật Bản, các bé thường tuân theo những quy tắc chuẩn mực và sẽ thực hiện hằng ngày để trở thành thói quen của những đứa trẻ. Các bài hát hay giáo dục về phẩm chất, các trò chơi tích cực hay những hành động ứng xử đúng mực như đặt dép gọn gàng, ngồi ngay ngắn đều trở thành một nếp sống quen thuộc từ khi trẻ còn nhỏ.

Hãy khuyến khích thay vì chê bai

Cha mẹ nên nhớ, giáo dục ở lứa tuổi mầm non điều quan trong nhất là quá trình chứ không kết quả. Quá trình để trẻ khám phá, học cách làm và rút ra kinh nghiệm tự lập cho lần sau quan trọng hơn kết quả nhiều. Đó chính là quan điểm khi mẹ Nhật dạy con tự lập. Một lời chê trách của cha mẹ dù là hoàn toàn chính xác cũng sẽ khiến trẻ muốn đứng im, không còn hào hứng tự làm và tự lập.
 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang