Trẻ sơ sinh bị sôi bụng liệu có nguy hiểm?

(lamchame.vn) - Việc chăm sóc con nhỏ vốn dĩ chưa bao giờ là dễ dàng. Cha mẹ phải cẩn trọng từng li từng tí để bảo vệ toàn diện cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con trong những năm tháng đầu đời. Không những vậy, hệ tiêu hoá của trẻ từ 3 đến 18 tuần tuổi còn rất non yếu và dễ bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Điều này dẫn tới một chứng bệnh xảy ra khá phổ biến ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: hiện tượng bé bị sôi bụng.

Bị sôi bụng là bệnh thường gặp và khá khổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh không có tính nguy hiểm nhưng nếu không khắc phục và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị sôi bụng
Khi trẻ tiếp thụ thức ăn, các cơ quan ruột non và ruột già sẽ liên tục phải “làm việc” để tiêu hoá và đào thải các chất bẩn nên sẽ tạo ra những tiếng ồn ùng ục trong bụng trẻ. Đồng thời do ruột có khá nhiều những nếp gấp nên một phần lớn lượng khí sẽ bị giữ lại dẫn đến hiện tượng sôi bụng ở trẻ. Việc xuất hiện hiện tượng này ở trẻ điều rất đỗi bình thường nhưng đôi khi nó vẫn có thể tạo cho trẻ cảm giác khó chịu, nhất là vào ban đêm khiến con hay quấy khóc hoặc trẻ thường xuyên bị ọc sữa, đi ngoài nhiều hơn.

Đặc biệt, mẹ nên tìm hiểu thật kĩ càng về chứng sôi bụng và biểu hiện của chúng để không bị nhầm lẫn với những căn bệnh nguy hiểm khác. Hạn chế trường hợp phán đoán sai bệnh, dẫn đến việc chữa trị sai phương pháp khiến bệnh tình ngày một nặng hơn và sức khoẻ của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các dấu hiệu có thể nhận thấy khi trẻ bị sôi bụng mẹ cần lưu ý:

- Mẹ sẽ thấy bụng của bé phát ra âm thanh tiếng kêu ùng ục, càng ghé sát vào bụng sẽ càng nghe rõ hơn. Hoặc thậm chí ngồi bên cạnh cũng sẽ nghe được.
- Quan sát sẽ thấy bụng bé căng chướng và tròn hơn so với bình thường
- Bé thường có dấu hiệu nôn trớ, buồn nôn
- Bé chán ăn, lười ăn, ăn ít và thậm chí là bỏ ăn.
- Bé bị sôi bụng sẽ thường xuyên quấy khóc, kể cả ngày lẫn đêm do khó chịu trong bụng.
- Một số trẻ còn kèm theo cả tình trạng bị tiêu chảy nếu do ngộ độc thực phẩm.
Các biểu hiện sôi bụng có thể kéo dài 1-2 ngày hoặc lâu hơn tuỳ vào từng tình trạng mà bé gặp phải.

Nguyên nhân khiến trẻ sôi bụng
- Theo các chuyên gia, việc bé bị sôi bụng chủ yếu xuất hiện khi mẹ cho con bú ngoài, bú bình sớm hoặc do chế độ ăn của mẹ có vấn đề.
- Khi bú sữa ngoài sớm quá sẽ khiến trẻ không thể thích ứng ngay với lactose có trong lượng đường ở sữa ngoài ngay được khiến tích tụ ở ruột lâu dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá. Bên cạnh đó, nếu để bé bú bình không đúng cách thì bé sẽ rất dễ hít phải một lượng khí lớn vào cơ thể. Ngoài ra một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng sôi bụng ở trẻ là do mẹ ăn nhiều đồ chiên dầu, mỡ và đồ ăn khó tiêu làm tác động xấu đến hệ tiêu hoá ở trẻ thông qua việc cho con bú.
- Ngoài ra, người mẹ thực hiện một chế độ ăn uống không khoa học khiến cho chất lượng của sữa thấp dẫn đến chứng sôi bụng ở Trẻ sơ sinh.

[​IMG]
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. (Ảnh minh họa)

Khi Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?
Nếu bố mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu thường xuyên bỏ bú, bú hay bị ọc sữa, khóc quậy phá nhiều thì cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân để có cách chữa trị hợp lí. Ngoài ra, bố mẹ có thể thử cách dưới đây để khắc phục tình trạng này:
- Massage bụng: Khi bé quấy khóc vào ban đêm hoặc sau 30 phút ăn cùng với sự xuất hiện của những tiếng ồn ở bụng thì trước hết mẹ nên massage nhẹ bụng bé theo chiều kim đồng hồ sau đó bế con áp mặt vào lưng mình và vỗ nhẹ phía sau để con có thể ợ ra hết lượng khí trong người.
- Đặt con nằm ngửa và thực hiện động tác co duỗi chân: Bằng cách này chân của trẻ sẽ phải lên xuống nhiều lần giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động được tốt hơn hẳn.
- Đảm bảo núm vú vừa miệng: nếu con đã đến tuổi bú bình thì mẹ phải luôn đảm bảo núm vú vừa với miệng của trẻ để con không hít quá nhiều khí vào cơ thể.
- Hãy thực hiện phương pháp co duỗi chân cho bé khi thấy con có biểu hiện bị sôi bụng nhé.

Bên cạnh đó chế độ ăn uống của mẹ cũng gây hại cho hệ tiêu hoá của con thông qua các dưỡng chất có trong Sữa mẹ khi cho con bú. Thế nên, mẹ phải tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi và hạn chế tuyệt đối các món ăn được làm từ sữa và sản phẩm gây hại như đậu nành, trứng, súp lơ,... Hãy thay đổi ngay chế độ ăn uống của mình nếu trẻ có biểu hiện sôi bụng mẹ ạ.

[​IMG]

Tuy nhiên, nếu sau khi thực hiện các phương pháp này rồi mà trẻ vẫn không ngừng khó chịu thì mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra thật chính xác. Bởi cha mẹ rất có thể nhầm lẫn các triệu chứng sôi bụng với các dấu hiệu bệnh nguy hiểm khác như: trào ngược dạ dày, đau thắt bụng,... Vậy nên đừng bao giờ để những cơn đau ở trẻ bị kéo dài quá lâu để con luôn được đảm bảo về sức khỏe mẹ nhé.

Mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con có biểu hiện bị sôi bụng mà thay vào đó hãy thật bình tĩnh và giúp con xử lí một cách kịp thời nhé. Đồng thời luôn quan tâm đến trẻ cả trong những việc nhỏ nhặt nhất để con luôn được khoẻ mạnh và phát triển toàn diện mẹ nhé.

Theo Tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang