Chứng phù nề khi mang thai có thể là dấu hiệu sinh lý, cũng có thể là bệnh lý. Phù nề sinh lý và phù nề bệnh lý được phân biệt như sau:
Phù nề sinh lý:
- Giai đoạn phù nề: Vào cuối tháng thai kỳ, thường là sau 28 tuần thai.
- Vị trí phù nề: xuất hiện ở chân, gót chân, bắp đùi.
- Mức độ nghiêm trọng: nhẹ
- Sau khi mẹ bầu nghỉ ngơi, mức độ phù nề sẽ giảm.
Mẹ bầu không cần lo ngại nếu mắc chứng phù nề sinh lý, bởi điều này không ảnh hưởng sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu chỉ cần theo dõi chỉ số cân nặng và huyết áp. Nếu cân nặng không tăng đột biến, huyết áp dao động trong mức cho phép, kiểm tra protein niệu không có dấu hiệu bất thường, vậy các mẹ bầu không cần lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, triệu chứng phù nề sẽ giảm sau khi sinh.
Phù nề bệnh lý:
- Giai đoạn phù nề: xuất hiện vào mọi thời điểm.
- Vị trí phù nề: mắt, mặt, eo, tứ chi cơ thể.
- Mức độ nghiêm trọng: nặng.
- Sau khi mẹ bầu nghỉ ngơi, mức độ phù nề vẫn không giảm.
Nếu mẹ bầu mắc chứng phù nề nghiêm trọng, chẳng hạn sau khi mẹ bầu nghỉ ngơi nhưng chứng phù nề vẫn không thuyên giảm, thường có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, và nhiều bộ phận khác đều sưng phù. Đây là dấu hiệu các mẹ bầu cần cảnh giác và nên đến ngay bệnh viện khám. Phù nề bệnh lý tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm, chẳng hạn cao huyết áp, viêm tắc động mạch chi dưới, bệnh gan, bệnh thận, suy tim.
1. Cao huyết áp khi mang thai
Nếu mẹ bầu xuất hiện chứng phù nề, kèm theo biểu hiện đau đầu, nôn ói thì cần đến ngay bệnh viện khám và kiểm tra huyết áp.
Tình huống xấu là mẹ bầu mắc bệnh cao huyết áp và không điều trị kịp thời, khi bệnh diễn tiến nặng, mẹ bầu sẽ đối mặt với nguy cơ tiền sản giật, hôn mê, suy tim, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và con.
2. Viêm tắc động mạch chi dưới
Nếu mẹ bầu mắc chứng phù nề ở chân, đồng thời xuất hiện gân xanh tím ở bắp chân, đi đứng đau đớn, chi dưới không cân xứng, thì mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra. Bởi viêm tắc động mạch chi dưới có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu cho cơ thể. Hậu quả nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tắc mạch phổi khiến thai phụ tử vong.
Để ngăn ngừa bệnh viêm tắc động mạch chi dưới, mẹ bầu nên nằm nghiêng một bên, tránh ngồi lâu, hoặc có thể rung chân để cải thiện tuần hoàn máu.
3. Bệnh thận
Bệnh thận là một trong những yếu tố gây ra chứng phù nề. Chẳng hạn viêm thận tiểu cầu mạn tính khi mang thai, biểu hiện lâm sàng là phù nề, protein niệu, cao huyết áp, tiểu máu.
Viêm thận tiểu cầu mạn tính sẽ khiến chức năng thận quá tải, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Nếu mẹ bầu xuất hiện chứng phù nề bất thường, kèm theo các vấn đề liên quan hệ tiết niệu, chẳng hạn tiểu gấp, tiểu buốt thì cần đến bệnh viện khám.
4. Bệnh gan
Nếu mẹ bầu mắc chứng phù nề kèo theo biểu hiện nôn ói, chướng bụng, ghét dầu mỡ, vàng da, có thể là dấu hiệu cảnh báo thai phụ mắc bệnh gan.
5. Suy tim
Nếu mẹ bầu xuất hiện chứng phù nề, kèm theo biểu hiện hô hấp khó khăn, không thể nằm ngửa, loạn nhịp tim, có thể là dấu hiệu cảnh báo thai phụ mắc bệnh suy tim.
Biện pháp ngăn ngừa chứng phù nề trong thai kỳ:
Hạn chế muối, tăng hấp thu protein
Các mẹ bầu không nên nạp quá 6g muối mỗi ngày, việc hấp thu nhiều muối sẽ khiến cơ thể giữ nước và gây ra chứng phù nề.
Mỗi ngày uống 1500ml-1700ml nước
Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể duy trì lượng chất lỏng nhất định, giúp giảm chứng phù nề. Mỗi ngày, các mẹ bầu nên uống từ 7 - 8 ly nước. Căn cứ vào thể trạng của mỗi người có thể tăng lượng nước nạp vào cơ thể.
Vận động nhẹ nhàng
Vận động nhẹ nhàng như đi dạo có thể giúp mẹ bầu cải thiện tuần hoàn máu chi dưới, ngăn ngừa máu tích tụ chi dưới dẫn đến phù nề. Phù nề là triệu chứng thường gặp ở các mẹ bầu, khi thấy có triệu chứng bất thường, các mẹ nên đến ngay bệnh viện khám để tránh bỏ lỡ thời điểm vàng trong quá trình điều trị.
Theo Sohu
Theo Helino
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.