Tự tử ở tuổi vị thành niên và những điều cha mẹ cần lưu ý!

(lamchame.vn) - Vị thành niên là độ tuổi có tỉ lệ tự tử cao nhất, vì vậy việc chia sẻ, giáo dục con của bạn về vấn đề này là vô cùng quan trọng.

Vị thành niên là độ tuổi có tỉ lệ tự tử cao nhất, vì vậy việc chia sẻ, giáo dục con của bạn về vấn đề này là vô cùng quan trọng.

Tỉ lệ tự tử ngày càng tăng, nhất là ở tuổi vị thành niên (Ảnh: Internet)

Tỉ lệ tự tử ngày càng tăng, nhất là ở tuổi vị thành niên (Ảnh: Internet)

Trong 45 năm qua tỷ lệ tự tử đã tăng 60% trên toàn thế giới. Hàng năm, có khoảng hơn 1 triệu người chết vì tự tử. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 13 ở mọi lứa tuổi trên thế giới. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, thì đến năm 2020 tự tử sẽ là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và hàng thứ 2 ở các nước đang phát triển .

Khi gặp căng thẳng, tức giận hay bị trầm cảm, thì một người ở độ tuổi thanh thiếu niên có tỉ lệ tự tử cao nhất so với tất cả các độ tuổi còn lại. Vì vậy nói chuyện, chia sẻ với con trai hay con gái của bạn về vấn đề này là một công việc vô cùng quan trọng.

Bạn nên bắt đầu cuộc trò chuyện này tại những thời điểm, địa điểm có chuẩn bị từ trước - trong một bữa ăn, trên một chuyến xe đi du lịch, hay một số hoạt động khác. Ban đầu, con bạn có thể sẽ cảm thấy hơi do dự về cuộc trò chuyện này, nhưng hãy cố gắng thể hiện một cách nhẹ nhàng, gần gũi nhất có thể. Và hãy nhớ, đây là một cuộc trò chuyện và chứ không phải là một cuộc thẩm vấn.

Hãy làm cho không khí của cuộc nói chuyện nhẹ nhàng, gần gũi. Hình ảnh 2
Hãy làm cho không khí của cuộc nói chuyện nhẹ nhàng, gần gũi (Ảnh: Internet)

Để bắt đầu một cuộc trò chuyện như thế, bạn có thể đặt ra những câu hỏi, chẳng hạn như:

- “Con có biết tại sao người ta lại tự tử không?”

- “Con đã bao giờ có cảm xúc thất vọng chán nản với cuộc sống hiện tại không?”

- “Con có biết làm sao để bảo vệ, ngăn cản một người có ý định tự tử không?”

- “Nếu đặt mình vào tình huống của họ, con có cách giải quyết nào khác không?”

Trong quá trình trò chuyện, bạn nên dành những khoảng thời gian để lắng nghe ý kiến của bọn trẻ. Bởi chúng có thể học được từ những thứ tự mình nghĩ ra, chứ không chỉ từ phía cha mẹ chỉ bảo.

Hãy đưa ra những lời khuyên về giải pháp khi bọn trẻ gặp phải những vấn đề căng thẳng về mặt tâm lý như: tránh xa khỏi điện thoại, máy tính nếu đó là nguồn gốc của sự tức giận, khuyến khích bọn trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, hay thường xuyên tâm sự với những người xung quanh…

*Xem thêm:

Con các "sếp" giáo dục háo hức du học nước ngoài

Cách hòa giải xung đột giữa anh chị em ruột của trẻ nhỏ

Làm thế nào để nói với con về chuyện ấy?

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang